Để hình ảnh Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân và các thế hệ thiếu nhi VN, truyện tranh về Bác xuất bản cho thiếu nhi cần có những hình ảnh chân thực. Trên tinh thần đó, NXB Kim Đồng vừa ra mắt 5 cuốn truyện tranh “Bác Hồ sống mãi”.
Bộ truyện tranh này gần gũi với lịch sử. Với 5 cuốn đầu trong bộ sách “Bác Hồ sống mãi”: Từ mái ấm Nà Lợm, Mệnh lệnh của Bác Hồ, Thăm làng cá Cát Bà, Cháu muốn xem nhà Bác, Hãy yêu thương các cháu, lần đầu tiên những câu chuyện cảm động về Bác được thể hiện bằng một hình thức hoàn toàn mới mẻ - tranh truyện màu sinh động, hấp dẫn, ngôn ngữ thể hiện ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, nhiều hình ảnh ngộ nghĩnh, dễ cuốn hút các em nhỏ.
Thế nhưng, cũng không thể không nói tới những sai sót rất đáng tiếc, mà không hiểu những người sáng tác, biên soạn do thiếu tư liệu tham khảo hay có sự tắc trách nên đã để lọt? Xem “Thăm làng cá Cát Bà”, phụ huynh sẽ thấy bất ngờ khó hiểu trước hình ảnh Bác Hồ tặng cháu bé cuốn “Thần đồng Đất Việt”, cháu bé được tặng sách lại thốt lên: “Ôi! Hoạ báo đẹp quá!” (ảnh). Theo sách, câu chuyện diễn ra ngày 1.4.1959, phải chăng khi đó, bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” đã được in? Sự tắc trách này của người vẽ tranh (ở đây là Công ty Phan Thị) là rất đáng trách.
Truyện “Hãy yêu thương các cháu”, khi tả cảnh Bác đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng, vào phòng vui chơi và sinh hoạt chung của các cháu, trong tranh vẽ nhiều món đồ chơi mới mẻ, bóng bẩy thời nay. Trong truyện “Cháu muốn xem nhà Bác”, gần với hình ảnh cô giáo và các cháu thiếu nhi khi đi trên đường phố Hà Nội và đứng trước Phủ Chủ tịch trước khi được vào thăm Bác Hồ, còn có hình ôtô, xe Honda, xíchlô có mái che. Đặt vào bối cảnh lúc bấy giờ, những hình ảnh này cũng thật xa lạ, lạc lõng.
Tin rằng với truyện tranh, nhất là lại liên quan đến các nhân vật, thời kỳ lịch sử, không chỉ nội dung hay hình ảnh các nhân vật mà không khí chung được thể hiện qua tranh vẽ cũng phải trung thực với giai đoạn đó, nếu không sẽ làm mất niềm tin cho trẻ nhỏ và như vậy sẽ mất đi tính giáo dục cần có. Chỉ một vài ví dụ như trên đã cho thấy sự cẩu thả, kém trách nhiệm của NXB. Những cuốn sách tiếp theo trong bộ sách “Bác Hồ sống mãi” sẽ còn tiếp tục được ấn hành. Mong những thiếu sót đáng tiếc như nói trên sẽ được kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Theo: laodong.com.vn
Thế nhưng, cũng không thể không nói tới những sai sót rất đáng tiếc, mà không hiểu những người sáng tác, biên soạn do thiếu tư liệu tham khảo hay có sự tắc trách nên đã để lọt? Xem “Thăm làng cá Cát Bà”, phụ huynh sẽ thấy bất ngờ khó hiểu trước hình ảnh Bác Hồ tặng cháu bé cuốn “Thần đồng Đất Việt”, cháu bé được tặng sách lại thốt lên: “Ôi! Hoạ báo đẹp quá!” (ảnh). Theo sách, câu chuyện diễn ra ngày 1.4.1959, phải chăng khi đó, bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” đã được in? Sự tắc trách này của người vẽ tranh (ở đây là Công ty Phan Thị) là rất đáng trách.
Truyện “Hãy yêu thương các cháu”, khi tả cảnh Bác đến thăm trại trẻ mồ côi Kim Đồng, vào phòng vui chơi và sinh hoạt chung của các cháu, trong tranh vẽ nhiều món đồ chơi mới mẻ, bóng bẩy thời nay. Trong truyện “Cháu muốn xem nhà Bác”, gần với hình ảnh cô giáo và các cháu thiếu nhi khi đi trên đường phố Hà Nội và đứng trước Phủ Chủ tịch trước khi được vào thăm Bác Hồ, còn có hình ôtô, xe Honda, xíchlô có mái che. Đặt vào bối cảnh lúc bấy giờ, những hình ảnh này cũng thật xa lạ, lạc lõng.
Tin rằng với truyện tranh, nhất là lại liên quan đến các nhân vật, thời kỳ lịch sử, không chỉ nội dung hay hình ảnh các nhân vật mà không khí chung được thể hiện qua tranh vẽ cũng phải trung thực với giai đoạn đó, nếu không sẽ làm mất niềm tin cho trẻ nhỏ và như vậy sẽ mất đi tính giáo dục cần có. Chỉ một vài ví dụ như trên đã cho thấy sự cẩu thả, kém trách nhiệm của NXB. Những cuốn sách tiếp theo trong bộ sách “Bác Hồ sống mãi” sẽ còn tiếp tục được ấn hành. Mong những thiếu sót đáng tiếc như nói trên sẽ được kịp thời sửa chữa, rút kinh nghiệm.
Theo: laodong.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét