SEO Directories

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me


Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 
Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.
Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.
Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.
Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.
Cốm dẹp hấp làm quà phương xa.
Cốm dẹp hấp làm quà phương xa.
Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 
Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.
Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.
http://laodong.vn.com

điên vì ai"



Bất chấp các cảnh báo từ các chuyên gia phân tích, giá vàng “thổi” tung  các mức kỷ lục vừa lập để xác định mức kỷ lục mới. Câu chuyện giá vàng lan tỏa khắp mọi nơi, chui vào từng gia đình, từng bữa ăn, ngoài hàng quán... ai ai cũng nôn nao vì... giá vàng.
Càng làm mọi người điên đảo tột độ, khi mức giá tiến gần 49 triệu đồng/lượng. Cơn bão giá vàng đã thật sự đổ bộ trên thị trường vàng trong nước và trên toàn thế giới.
“Bão giá” vàng khiến người dân điên đảo! 	Ảnh: Phùng Bắc
“Bão giá” vàng khiến người dân điên đảo! Ảnh: Phùng Bắc
Không dành cho người yếu tim
Trên đường đi làm qua khu vực chợ Gò Vấp (đường Lê Quang Định, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh), chị Lan không tin vào mắt mình khi giá vàng tăng lên mức 40 triệu đồng/lượng vào những ngày đầu tháng 8.2011. Đi từ đó đến cơ quan, chị Lan cảm thấy vui vì hồi tháng 2 chị quyết định mua 1 lượng vàng từ số tiền thưởng của công ty. Số vàng này giờ đã khiến chị lời gần 5 triệu đồng. Mấy ngày sau đó, chị Lan liên tục theo dõi giá vàng.
Chị không mấy khó khăn khi tìm đọc diễn biến giá vàng trong ngày, các dự báo giá, các thông tin liên quan đến vàng như động thái của Ngân hàng Nhà nước cho nhập khẩu vàng…  trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bước qua tuần thứ 3 của tháng 8, giá vàng “cán” mức 48 triệu đồng/lượng và tiến gần mức 49 triệu đồng/lượng (ngày 22.8). Chị Lan cũng như những người trong gia đình mình vui mừng khi tính mức lời từ số vàng “bỏ ống heo” có được từ nhiều năm nay.
Tuy nhiên, khi hỏi chị lúc nào quyết định bán số vàng tích cóp đó, thì quả thật dù chị Lan đang là người thắng cuộc trong cơn bão biến động giá vàng này, chị cũng không thể nào biết lúc nào nên đem vàng đi bán, vì nghĩ rằng nếu giá tiếp tục tăng, bán lúc này là mất một khoản, “biết đâu nó còn lao lên nữa… 50 triệu đồng/lượng thì sao?”, chị Lan ậm ừ.
Không như chị Lan, chị Nguyên (ở Q.4, TP.Hồ Chí Minh) từ trước đến nay không có thói quen mua vàng nhưng bối cảnh các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sụt giảm, vàng liên tục tăng giá đã thu hút người có tiền mà chưa biết đầu tư vào đâu như chị Nguyên. Cách đây 2 tuần, khi giá vàng giảm về mức 44,2 triệu đồng/lượng sau tăng lên hơn 46 triệu đồng/lượng, chị Nguyên “thập thò” muốn mua vàng nhưng vì không theo dõi thị trường này nên sợ mua trúng đỉnh. Chưa đầy một tuần sau, giá vàng thẳng tiến lên gần mức 49 triệu đồng/lượng. Chị Nguyên tiếc hùi hụi khi nghĩ đến số lời bị mất hơn chục triệu đồng.
Trong cơn bão tăng giá, vàng đã làm nhiều gia đình rơi vào tình cảnh “nghèo gặp eo”. Cách đây vài năm, anh Vinh (Q.12, TP.Hồ Chí Minh) vì không có tiền để mổ tim cho mẹ, anh bấm bụng liều vay những người xung quanh, đồng nghiệp 9 cây vàng bán lấy 100 triệu đồng. Từng đó năm trôi qua, anh Vinh tích cóp chạy theo giá vàng và trả được 4 cây. Số vàng còn lại hiện vẫn còn lơ lửng treo đó trong hơn một năm trở lại đây khi vàng tăng giá hơn 70%. Với 5 cây vàng còn lại, anh Vinh phải có gần 200 triệu đồng mới mua nổi - số tiền này gấp đôi số tiền anh đã bán 9 cây vàng trước đây. Anh Vinh buồn não ruột: “Không biết khi nào mới trả được số nợ này. Bây giờ mà bạn bè, đồng nghiệp đòi thì không biết lấy đâu ra trả”.
Không những người vay nợ vàng khốn đốn mà ngay cả giới kinh doanh vàng cũng tán gia bại sản khi rơi vào vòng xoáy giá vàng. Chưa có khi nào, chỉ trong vòng 3 tuần vừa qua của tháng 8.2011, giá vàng tăng từ mức 39,9 triệu đồng/lượng lên hơn 47 triệu đồng/lượng (tăng hơn 7 triệu đồng/lượng trong vòng 3 tuần). Một số nhà đầu tư vàng vay vàng bán, chờ giá xuống mua lại để trả (gọi là đánh xuống). Chẳng may bước sang đầu tuần này, giá vàng bật mạnh qua 48 triệu đồng/lượng… rồi xông lên mức 49 triệu đồng/lượng (tăng hơn 3%) khiến các nhà đầu tư này phải đua nhau mua lại vàng trên thị trường để trả nợ nếu còn muốn giữ lại ít vốn.
Đó là những người kinh doanh vàng vật chất, còn những người kinh doanh vàng tài khoản “chui” ra nước ngoài mà tôi biết nhờ thâm nhập vào các “sàn chui” này để tìm hiểu còn te tua hơn. Minh - một nhà môi giới vàng tài khoản nước ngoài cho biết: “Trong tuần qua, có đến 95% nhà đầu tư do tôi phụ trách đã thực hiện đánh xuống khi thấy tình trạng mua vàng của các nhà đầu tư trên thế giới đang trong trạng thái quá mua (lượng mua vào nhiều hơn gấp nhiều lần lượng bán ra).
Giá vàng đã tăng hơn 240USD/ounce mà chưa có đợt giảm nào đáng kể nên nhiều nhà đầu tư lo bán trước để có được giá cao trước khi lực chốt lời của các nhà đầu tư thế giới diễn ra. Trước đó, tôi khuyên các nhà đầu tư nên đứng ngoài thị trường để chờ các thông tin kinh tế trên thế giới, đặc biệt là Mỹ ban hành”. Tuy nhiên theo anh Minh: “Tôi đã không làm được gì đối với tài khoản của 95%  nhà đầu tư do mình phụ trách vì giá vàng tăng quá mạnh khiến các tài khoản “cháy” mà không kịp chữa (tức trên hệ thống vàng tài khoản sẽ tự động mua lại ở mức cao hơn giá đã bán ra trước đó để cắt lỗ)”.
Là trưởng một đại lý môi giới cho “sàn vàng chui” trên đường Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.Hồ Chí Minh, bà Khuê nói với tôi trong cơn tức giận: “Em thấy có được không, khách hàng của chị đánh thắng, chị lên công ty rút tiền cho khách và tiền hoa hồng của chị (ăn trên phí mà nhà đầu tư giao dịch vàng) vài chục triệu mà tụi nó kiếm cách trốn. Hẹn mấy lần mà không chịu trả”. Do vậy, thị trường vàng thời gian gần đây quả đúng là không dành cho những người yếu tim…
Đau đầu cơ quan quản lý
Đau đầu nhất trong những cơn biến động giá vàng là các cơ quan chức năng. Giá vàng liên tục tăng cộng thêm lực mua vàng khá mạnh từ người dân để cắt lỗ, tham gia mua chờ giá tăng kiếm lời diễn ra mạnh, trong khi lượng vàng mà các công ty, tiệm vàng mua được trên thị trường không nhiều khiến giá vàng tăng vượt mặt giá thế giới từ 1 – 2 triệu đồng/lượng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải cấp quota cho nhập 5 tấn vàng, đây là tình huống ngược khi từ đầu năm đến tháng 7.2011, Việt Nam xuất khoảng 30 tấn vàng.
Ông Trần Trọng Quốc Khanh – Giám đốc Trung tâm Vàng ngân hàng Á Châu cho biết: “Lượng vàng xuất khẩu phần lớn lấy từ nguồn dự trữ trong dân, nhờ người dân biết tích cóp từ hàng chục năm trước đó. Theo Hội đồng Vàng thế giới, số vàng trong dân dự trữ khoảng 500 tấn. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam xuất khẩu 171 tấn vàng mang về 7,1 tỉ USD. Số lượng vàng mà các ngân hàng huy động khoảng 91 tấn nên số lượng vàng hiện nay đang trôi dạt trong dân khoảng 238 tấn”. Việt Nam không thiếu vàng nhưng vẫn phải nhập vàng vì nếu không giá USD trong và ngoài ngân hàng sẽ biến động mạnh. Một thời gian dài giá USD trong và ngoài hệ thống ngân hàng đứng yên và có lúc “xuyên” cả giá sàn. Giá mua bán USD tự do thấp hơn cả giá trong hệ thống ngân hàng.
Thế nhưng từ tháng 8.2011, giá USD rục rịch tăng lại khi giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới. Hiện nay, giá bán USD trong ngân hàng liên tục duy trì ở mức kịch trần 20.824 đồng/USD, giá mua USD cũng được các ngân hàng tăng giá liên tục lên đến 20.800 đồng/USD, giá USD tự do tăng giảm quanh mức 20.900 đồng/USD. Thị trường lo ngại giá USD tăng sẽ tác động đến các hàng hóa, dịch vụ khác và như vậy việc kiểm soát lạm phát của cơ quan chức năng sẽ trở lên khó khăn hơn.
Cho nhập khẩu vàng sẽ giải quyết được vấn đề giá vàng trong nước liên thông với giá thế giới. Tuy nhiên trong bối cảnh nhập siêu cao như hiện nay, việc nhập vàng càng làm cho vấn đề nhập siêu thêm trầm trọng. Trong khi đó cánh cửa xuất vàng để đem ngoại tệ về “đóng sập” khi Bộ Tài chính áp dụng mức thuế suất 10% đối với nữ trang vàng có hàm lượng từ 80% trở lên. Quan điểm hạn chế xuất khẩu để khỏi phải nhập khẩu đã làm cho thị trường vàng trong nước tắc nghẽn, không lưu thông.
Lượng vàng gần 240 tấn được người dân “chôn” ở nhà, khi thấy giá cao thì vui, nhưng lại không mang ra bán. Trong khi sức tăng giá khá mạnh của vàng (hơn 70% chỉ trong vòng 1 năm) đã cuốn hút thêm nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường này. Thế nhưng các nhà đầu tư vàng nước ta không có một sân chơi minh bạch, chính thức trong khi Việt Nam được đánh giá là một trong những nước nằm trong top 10 nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới do Hội đồng Vàng thế giới xếp hạng.
Vàng vẫn trong cơn rượt đuổi về giá. Dù giá vàng được cảnh báo là trong giai đoạn bong bóng nhưng nó vẫn cứ tiếp tục tăng. Các thông tin trên thế giới đang hỗ trợ cho cơn bão vàng. Để chủ động ứng phó với những cơn bão sắp tới của vàng, các cơ quan chức năng cần một giải pháp căn cơ hơn là việc cấp quota nhập khẩu như những lần vừa qua. Khi quota nhập vàng về hết thì giá vàng trong nước lại “lờn thuốc”, tăng vô tội vạ. Tiến sĩ Lê Thẩm Dương – Trưởng khoa Quản trị doanh nghiệp Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh cho rằng, chống vàng hóa là một chủ trương hoàn toàn đúng. Tuy nhiên từ lâu đời, người dân ta đã có thói quen giữ vàng nên số vàng trong dân không hề ít.
Cơ quan chức năng cần có những chính sách khơi thông nguồn vàng trong dân, tập trung được nguồn vàng này lại và chuyển nó thành vốn phục vụ cho nền kinh tế. Còn theo ông Trần Trọng Quốc Khanh, thì giá vàng trong nước liên thông với giá thế giới sẽ triệt tiêu động cơ xuất nhập vàng, tránh ảnh hưởng đến tỷ giá. Để làm được điều này, Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra mua bán vàng trong dân khi giá trong nước có độ vênh so với giá thế giới và Ngân hàng Nhà nước đối ứng lệnh này ra nước ngoài nhằm tránh rủi ro biến động về giá.

Vợ hôn nguời khác.


Tôi hiện tại đang sống tại Đức, vì hoàn cảnh bắt buộc nên tôi phải ở nhà trông con, vợ tôi đi làm xa. Thời gian gần đây tôi thấy cô ấy có những biểu hiện không bình thường nên tôi đã âm thầm đặt một chương trình tự mở webcam và ghi lại (vợ tôi đi làm mang theo laptop).
Lần đầu tiên tôi mở lên thì thấy cảnh cô ấy và một người đàn ông đang ôm hôn nhau (lúc đó cô ấy đang chát tâm sự cùng tôi, nhưng hoàn toàn không biết tôi có thể mở được webcam). Tôi đoán họ phải có quan hệ thân mật lâu rồi nên thái độ mới tự nhiên như vậy, đặc biệt nụ cười đưa tình lẳng lơ của vợ tôi. Lúc đó tôi điện thoại gọi cô ấy về ngay. Về nhà vợ tôi đã quỳ xuống xin tôi tha thứ và thắp hương thề độc là hai người chỉ “đùa giỡn” một chút và mọi việc chỉ dừng ở đó (tại sao ngay lần đầu tiên tôi mở webcam thì đã bắt gặp, còn trước đó thì sao?). Bản tính tôi là người sống nội tâm, hơi cố chấp, coi nhẹ vấn đề tiền bạc, ghét sự giả dối; vì danh dự, tình cảm, tôi có thể từ bỏ tất cả cuộc sống đầy đủ. Tôi muốn cho vợ của người đàn ông kia xem đoạn băng đó, nhưng vợ tôi xin tôi đừng trả thù, đừng cho gia đình người ta biết chuyện… Dù sao khi nghĩ lại về những khó khăn nơi đất khách quê người mà chúng tôi đã trải qua, rồi thái độ ăn năn sợ hãi của cô ấy, đặc biệt là vì hai đứa con nên tôi đã chấp nhận bỏ qua lần này. Nhưng tôi vẫn không thể nào xoá bỏ được hình ảnh đó ra khỏi đầu. Nỗi đau tôi không thể tâm sự cùng ai, cứ ôm ấp mãi trong lòng, tôi sợ có ngày mình sẽ làm điều gì đó dại dột.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Xin nói thêm là hiện tại tôi đã mất niềm tin và tình yêu với vợ, nhưng tôi rất thương cô ấy và hai đứa con. Còn vợ tôi cũng đang rất sợ phải chia tay với tôi. Song, những lý do cô ấy đưa ra không thuyết phục và không thể làm tôi yên lòng, nào là “không biết tại sao khi đó em lại như vậy, như bị ma làm”; nào là “do lỗi người kia, em chỉ là nạn nhân!”… Thử hỏi, nếu cô ấy không phát tín hiệu, không biểu hiện lẳng lơ gì làm sao người ta dám như vậy?
Xin cho biết tôi phải làm gì để quên đi nỗi ám ảnh này và tìm lại được trạng thái cân bằng.
Việt Hùng (CHLB Đức)
Anh Hùng thân mến.
Thật khó đưa ra ngay lời khuyên mà chỉ xin đưa ra vài ý kiến thế này. Gia đình là một mô hình sống, được con người hình thành nên qua thời gian dài, trong đó người đàn ông thường được mặc định là “trụ cột” để tạo nên sự ổn định - đây là một yếu tố đã được chứng minh, tuy không bảo đảm 100% hạnh phúc. Bởi vậy, những gia đình không theo “mô hình” này thường hay gặp vấn đề, anh hiện đang ở tình trạng đó.
Trong quan hệ xã hội nói chung, hiếm khi phụ nữ có thể “vững vàng”, “dứt khoát” giải quyết được các vấn đề tình cảm, đặc biệt là sống ở nước ngoài thì họ càng khó khăn hơn, bởi trong môi trường đó, sức ép cũng như “rào cản” từ dư luận xã hội “yếu” hơn cả về mức độ và tính chất, điều này khiến người ta “mạnh dạn” hơn trước các hành động của mình. Nhiều người cho rằng, tuy có thể dễ dàng hơn so với ở Việt Nam, nhưng cuộc mưu sinh ở nước ngoài đơn điệu và buồn tẻ hơn nhiều, đây cũng là nguyên nhân khiến việc ngoại tình dễ dàng hơn.
Trở lại việc của anh, thay vì “bỏ qua” hay tìm cách “cố quên” thì anh nên dằn lòng để tìm hiểu và hỗ trợ nhiều hơn nữa cho vợ mình, đặc biệt là về mặt tinh thần. Anh nên tự xem xét bản thân xem mình đã quan tâm và chăm sóc, chia sẻ với cô ấy như thế nào. Đừng vội quan tâm tới những lời hứa hẹn thề thốt của cô ấy, cũng như đừng dùng bằng chứng kia như một cách để khống chế cô ấy, vì làm vậy chỉ khiến tình hình xấu đi mà thôi. Lúc này anh phải thật bình tĩnh để tìm ra sự thực, phải đọc được đằng sau những gì vợ anh nói hoặc tâm sự để hiểu tâm tư của cô ấy. Khi hiểu ra vấn đề thì anh mới có thể lựa theo đó mà quyết định nên làm gì.
Mong rằng những khó khăn hiện nay của anh chỉ là tạm thời, dù là bất cứ lý do gì thì anh cũng cần chủ động và tích cực hơn trong việc điều chỉnh, khắc phục hoàn cảnh, đừng vì mặc cảm “nhờ vợ” mà trở nên dễ tự ái và yếm thế. Riêng tâm lý này cũng khiến anh trở thành người đàn ông “yếu thế” thực sự đấy. Hy vọng tình thương sẽ là động lực giúp anh kiên trì từng bước giải quyết vấn đề và dần cải thiện được tình hình hiện nay. Chúc bình yên.

Lâu đài cát.


19 tuổi, tôi xa gia đình đi du học tận nước Anh xa xôi... tôi gặp và yêu Hiếu, anh đẹp trai, học giỏi và có gia đình rất khá giả ở TP. Hồ Chí Minh.
Chúng tôi được gọi là cặp đôi đẹp nhất trong giới sinh viên Việt Nam ở London hồi đó. Năm sau Hiếu tốt nghiệp về nước, tôi còn ở lại 2 năm nữa. Lúc tiễn anh, tôi khóc. Anh bảo: “Em đừng khóc, anh sẽ sớm trở lại với em mà”. Anh nói thế là bởi anh ở diện có thể được xét quay lại làm tiến sĩ.

Nhưng thật không may, anh chưa kịp sang thì mẹ anh bị tai nạn, trước phút lâm chung, bà mong anh lập gia đình với cô gái mà ba mẹ đã chọn cho anh từ trước. Anh viết thư cho tôi lần cuối: “Anh không thể thôi yêu em, nhưng anh cũng không thể làm trái ý mẹ, ngàn lần tha lỗi cho anh. Tình yêu anh dành cho em là bất diệt”. Tôi “đổ gục” ngay lúc đó...


Sau khi tốt nghiệp, tôi quay về quê ở Nha Trang và cố quên đi tất cả. 2 năm sau tôi lập gia đình, chồng tôi là một người đàn ông bình dị. Phải nói thật là tôi lấy anh không xuất phát từ tình yêu, tôi có cảm giác anh chỉ như một người anh, người bạn. Chồng tôi biết điều đó, nhưng anh chấp nhận và không đòi hỏi gì nhiều ở tôi.

May mắn là hai con tôi (một trai, một gái) xinh đẹp, đáng yêu. Một buổi chiều, tôi cùng chồng và các con ra biển tắm như thường lệ. Đang cùng con bé xây lâu đài trên cát, tôi bỗng cảm thấy rát bỏng nơi sau gáy, ngoái lại… tim tôi như ngừng đập. Đúng là Hiếu! Anh gọi thảng thốt “Hạ ơi… có phải em đó không?”. Tôi làm bộ không nghe thấy, vội ôm con vào lòng chạy ào về phía biển.

Nước mắt tôi hoà lẫn cùng nước biển. Hiếu hỏi bạn bè địa chỉ email của tôi, rồi như những ngày đang yêu, anh chat với tôi: “Em tha lỗi cho anh, về với anh đi. Hãy đưa các con cùng về!”. Tôi câm nín và cố sống lặng lẽ, nhưng cuộc đời tôi không còn bình yên nữa khi biết anh vẫn còn yêu tôi như thuở ấy. Anh đã ly hôn và hiện đang sống trong toà biệt thự của ba mẹ để lại cùng đứa con trai duy nhất.

Từ hôm gặp lại Hiếu tôi không ăn không ngủ được. Tôi chẳng thiết tha gì với chồng mà chỉ thấy thương anh. Hiếu mới đích thực là tình yêu của tôi… Nhưng các con tôi lại rất yêu ba chúng, chồng tôi cũng chẳng có lỗi gì. Song nếu tiếp tục thế này, liệu cuộc hôn nhân của tôi còn tồn tại được bao lâu nữa? Tôi rất cần lời khuyên.
HOA HẠ (Nha Trang)
Hoa Hạ thân mến! 
Các cụ có câu “Tình cũ không rủ cũng đến” là để răn mỗi chúng ta hãy cảnh giác với cảm giác “say nắng” khi gặp lại người tình cũ. Có thể nói có phần hơi “nặng nề” rằng, Hiếu đang phải trả giá cho chính cách sống của anh ấy, là bởi cuộc sống có những quy luật của riêng nó. Để làm tròn cái gọi là chữ “hiếu” thì Hiếu đã bất chấp tất cả, vì cho rằng mình đã làm đúng và hoàn thành được một “trách nhiệm” với cha mẹ. Về lý thì chẳng ai chê trách Hiếu về việc này. Tuy nhiên, kết quả là hôm nay anh đang tự chuốc khổ vào thân, đồng thời làm khổ một người đàn bà khác (vợ anh), làm khó cho con anh và… đang đe doạ hạnh phúc của một gia đình gồm 4 người nữa.

Trước đây, chỉ vì một chữ “hiếu” mà Hiếu không dám đấu tranh, dù “nghĩa tử là nghĩa tận” thật đấy, nhưng liệu bà mẹ anh có đành lòng nhắm mắt nếu biết cuộc hôn nhân mà bà sắp đặt kia không làm cho con mình hạnh phúc? Sao Hiếu không hề nghĩ tới những khía cạnh khác hay cách nào khác khi quyết định như vậy, mà chỉ đơn giản chia tay người yêu với lời “xin lỗi”? Phải chăng khi ấy bạn chưa thực sự là lựa chọn tối ưu của Hiếu?... Bạn gặp lại Hiếu khi đang xây lâu đài trên cát, vậy nên, có lẽ chuyện này đúng chỉ là “lâu đài trên cát”.

Một người đàn ông không tự thu xếp và quyết định được chuyện quan trọng nhất của đời mình vào những thời điểm khó khăn như vậy rõ ràng không có căn cứ để bạn tin cậy và hy vọng. Đổ lỗi cho “hoàn cảnh” trong tình huống cụ thể này không thể biện minh cho những hành động sai lầm suốt từ đó tới nay của anh ta được.

Về phần mình thì bạn cũng đã chịu hết những đau khổ từ mối tình dang dở đó. Nay thì quy luật vẫn vậy thôi, những gì bạn làm hôm nay sẽ cho kết quả vào ngày mai. Thiết nghĩ, với sự từng trải và hiểu biết của mình, bạn hoàn toàn đủ sức suy luận và ra được quyết định tốt nhất cho chính bản thân và gia đình.

chia tay rồi có nên quay lại.


Tôi và anh chia tay nhau được hơn 1 năm, tôi đã gặp được người đàn ông khác yêu tôi nhưng trái tim tôi dường như băng giá. Anh vẫn rất yêu tôi và muốn tôi quay lại, nhưng…
Thời gian đầu khi nói lời chia tay anh, tôi đã suy sụp và đau khổ rất nhiều. Những đêm không ngủ và nước mắt đẫm gối khiến tôi kiệt sức. Chưa bao giờ tôi phải khóc nhiều đến thế. Đã dặn lòng không được khóc, phải mạnh mẽ lên nhưng không hiểu sao những giọt nước mắt cứ tự nhiên trào ra.

Khoảng thời gian đó dài đằng đẵng đối với tôi. Tôi đã cố quên anh và những kỉ niệm ngọt ngào, ấm áp bên nhau nhưng sao khó quá.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Tôi vô tình gặp anh trong một buổi họp của hội đồng hương nhân dịp kỉ niệm 30/4. Cái buổi đầu lạ lẫm ấy đã kéo chúng tôi lại gần nhau bởi những trò chơi tập thể thú vị. Trông anh thật hiền lành và nhút nhát. Sau cặp kính cận, đôi mắt anh thật đẹp và chan chứa yêu thương. Anh nhìn tôi cười ấm áp. Rồi chúng tôi cũng kịp trao đổi số điện thoại và nick chat để tiện liên lạc.

Anh bằng tuổi tôi nên vẫn còn rất trẻ con và ham chơi. Nhiều người cũng nói yêu người bằng tuổi thì người con gái sẽ bị thiệt thòi nhưng tôi vẫn cảm thấy anh có thể trở thành chỗ dựa cho mình. Chỉ sau 2 tháng gặp gỡ, tôi nhận lời làm bạn gái của anh.

Nhưng khi chỉ còn không đầy một tháng nữa là đến kỉ niệm 1 năm lần đầu gặp gỡ, tôi đã đòi chia tay anh bởi vì tôi không thể vượt qua được những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Càng gần anh, tôi lại càng cảm thấy lo lắng, bất an, bởi tương lai sẽ không biết đi đâu về đâu khi hai đứa đều là dân tỉnh lẻ quyết tâm lập thân ở thủ đô. Công việc còn chưa ổn định và cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Một điều quan trọng nữa là vì tôi và anh khác xa nhau về tính cách, khi tôi đã biết lo toan, vun vén cho tương lai thì anh vẫn còn ham thích tụ tập bạn bè, đi chơi, nhậu nhẹt. Chúng tôi chỉ có điểm chung là vẫn còn tính trẻ con, ngang ngạnh và tâm hồn lãng mạn. Đã có biết bao lần tôi hờn giận và muốn chia tay nhưng không lần nào quá một tuần.

Lần cuối cùng tôi nói chia tay khi biết anh đang phải vay nợ ngân hàng để trả một khoản nợ rất lớn, với đồng lương của anh có lẽ phải mất 5 năm mới có thể trả hết cả vốn lẫn lãi. Tôi đã rất buồn, thất vọng và quyết định chia tay. Anh đã không cố gắng níu kéo như mọi lần mà nói tôi hãy đi tìm cho mình người đàn ông xứng đáng hơn anh, nếu không tìm được, tôi hãy quay lại tìm anh. Tôi là tất cả với anh và anh sẽ mãi đợi tôi.

Trong thời gian ấy anh vẫn nhắn tin hỏi han nhưng tôi không trả lời. Tôi đã quay lưng lại với anh nhưng trong lòng vẫn còn yêu anh. Thời gian trôi qua, một người đàn ông khác xuất hiện và ngỏ lời yêu tôi. Tôi chưa dám nhận lời vì chưa chắc chắn vào tình cảm của mình.

Còn anh, thỉnh thoảng anh vẫn qua nhà trọ của tôi, chỉ để trông thấy tôi. Đã rất nhiều lần anh nói muốn quay lại với tôi. Anh nói rằng anh rất hối hận vì đã quá vội vàng, anh ước chúng tôi có thể trở về như ngày xưa. Anh cũng đã trở thành người đàn ông chín chắn hơn, mạnh mẽ hơn. Anh cũng từ bỏ dần những thú vui như rượu chè, tụ tập bạn bè, bài bạc…Anh nói đã tập để không nghĩ đến tôi, tập quên tôi nhưng anh không làm được.

Khi nghe anh nói tôi đã rất vui vì tôi biết tình cảm của anh là chân thành. Tôi không biết con tim mình nghĩ gì, có nên quay lại với anh không, tôi không biết mình có còn yêu anh hay đó chỉ là cảm giác trống vắng cần có người sẻ chia. Giờ tôi không biết phải làm sao. Tôi xin anh cho tôi thời gian suy nghĩ vì tôi nghĩ mình không đủ tỉnh táo để quyết định có nên quay lại với anh hay không?