SEO Directories

Thứ Sáu, 16 tháng 3, 2012

Cháu bé 2,5 tuổi bị cô giáo đánh thâm mặt


Theo tường trình vụ việc, chiều 15.3, anh Nguyễn Hữu Hùng (trú tại phường Bến Thủy) đi 


đón con gái Nguyễn Thị Khánh Linh (2 tuổi rưỡi) ở trường mầm non Hoàng Thị Loan. Do con mới đi học được 3 hôm nên anh Hùng đến đón cháu từ rất sớm. Khi đến trường, lên lớp anh Hùng nhìn khắp nơi không thấy con mình đâu, thấy cô giáo quản lớp cũng tỏ vẻ khác thường.
Cháu Khánh Linh bị đánh thâm mặt.
Cháu Khánh Linh bị đánh thâm mặt.
Đợi mãi không thấy con mình, thì bất chợt anh Hùng thấy một cô giáo (không phải giáo viên lớp cháu Linh) bế con gái từ tầng 2 đi xuống. Nhìn mặt con, anh bàng hoàng vì trên mặt có nhiều vết thâm tím và cháu tỏ vẻ hoảng sợ. Anh Hùng liền hỏi cô giáo đang bế cháu có việc gì xảy ra. Lúc này, để chống chế, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Hằng cho biết bé Khánh Linh bị ngã. Anh Hùng thắc mắc với cô giáo vì sao con mình bị ngã lại có những vết bầm tím như bị đánh. Đến lúc này cô giáo Hằng lại tiếp tục chống chế và cho anh Hùng hay, bé Khánh Linh bị bạn đánh vào mặt.

Bức xúc trước thái độ lấp lửng của cô giáo và xót con gái, anh Hùng lập tức yêu cầu cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng vào phòng giám hiệu để làm rõ việc con mình bị ai đánh... Tại phòng giám hiệu, trước sự bất bình của phụ huynh, cô giáo Hằng chính thức thừa nhận mình có dùng thước đánh cháu Khánh Linh sau khi vòng vo chối cãi không thừa nhận.

Theo bản tường trình gửi lãnh đạo nhà trường và phụ huynh học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng viết: “Tại lớp trẻ II trường mần non Hoàng Thị Loan, có tôi và cô giáo Tâm quản lớp. Trong lúc quản lớp dọn dẹp vệ sinh và cho các cháu chơi đồ chơi có sẵn trong lớp, cháu Linh có đi vào khu nhà trong. Lúc đi qua khu vực vệ sinh, ở đó có bô và nước tiểu đang vương vãi, cháu trượt chân và ngã bị dập ở môi. Lúc đó cháu đang đi chân đất. Đến trưa, tôi cho các cháu đi ngủ và ra ăn cơm thì thấy cháu Khánh Linh ra ngoài. Tôi đi vào lớp và có lấy thước đánh vào mặt, phía bên trái má của cháu...”
Bản tường trình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng
Bản tường trình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng.
Trước sự việc con mình bị đánh thâm tím mặt mày, Ban giám hiệu trường mầm non Hoàng Thị Loan đã cùng với gia đình đưa cháu Khánh Linh đi bệnh viện khám. Tại bệnh viện nhi Nghệ An, các bác sĩ kết luận cháu bị sưng chấn vùng mặt đồng thời cho cháu chụp X quang và kê đơn thuốc để điều trị.
Quá bức xúc về việc cô giáo dùng thước đánh vào mặt con mình, gia đình anh Hùng đã làm đơn trình báo lên Công an phường Bến Thủy để điều tra làm rõ vụ việc.

Tối 15.3, lãnh đạo nhà trường đã đến nhà riêng của cháu Khánh Linh để gửi lời xin lỗi, hứa sẽ xử lí nghiêm cô giáo Hằng. Cô giáo Lê Thị Thủy - Hiệu trưởng trường mầm non Hoàng Thị Loan cho biết đã lập biên bản, ghi nhận sự việc và sớm đưa ra mức kỉ luật đối với cô giáo Hằng.

Được biết, sáng ngày 16.3 cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hằng đã được Công an phường Bến Thủy triệu tập để lấy lời khai. Theo tìm hiểu của phóng viên, cô giáo Hằng mới được nhận về dạy tại trường được khoảng 5 tháng. Theo đánh giá của hiệu trưởng, cô giáo Hằng có năng lực khá, tính tình hòa nhã, được các phụ huynh tin tưởng nên việc dùng thước đánh thâm mặt cháu Khánh Linh khiến các phụ huynh và giáo viên nhà trường rất bất ngờ.
Hiện vụ việc đang được các cấp thẩm quyền tiếp tục điều tra làm rõ.
Nguyễn Cảnh Thắng

KINH TẾ NHÀ NƯỚC

“Trong những năm tới, Nhà nước giảm dần tỉ trọng đầu tư từ NSNN và 
trái phiếu chính phủ, huy động nhiều hơn từ các thành phần ngoài nhà nước tham gia đầu tư, kể cả vào kết cấu hạ tầng. Trong tái cơ cấu đầu tư công, phần đầu tư từ ngân sách nhà nước sẽ giảm dần và chúng ta phải xây dựng nhiều cơ chế chính sách để thu hút kêu gọi đầu tư của lĩnh vực tư nhân nhiều hơn".
Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh tại cuộc đối thoại trực tuyến trên cổng thông tin điện tử Chính phủ chiều 16.3.
Tư nhân sẽ chiếm 46% tỉ trọng đầu tư
Vào thời kỳ đổi mới, thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, đóng góp nhiều về giá trị sản lượng và việc làm. Đầu tư của lĩnh vực tư nhân đã chiếm một tỉ trọng rất cao. Theo ông Vinh thì những năm gần đây, đầu tư công đang giảm dần và tư nhân tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỉ trọng của đầu tư nhà nước chiếm 53,4% tổng đầu tư toàn xã hội, khối tư nhân chiếm 32,6%. Đến giai đoạn mới - 2011-2015, sẽ phấn đấu giảm tỉ trọng đầu tư công xuống 37 - 39%, khối tư nhân tăng lên 45 - 46%. “Có thể nói đây là một điều cần thiết, chúng tôi muốn dùng một từ là đầu tư công đang giảm, từng bước nhường sân cho lĩnh vực tư. Quả thật Nhà nước cũng cần làm như vậy.
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, trong tái cấu trúc đầu tư thì trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư công. Theo đó, những gì mà lĩnh vực tư  nhân có thể đầu tư thì Nhà nước dành cho khối tư nhân. Trong những năm tới, Nhà nước giảm dần tỉ trọng đầu tư từ NSNN và trái phiếu chính phủ, huy động nhiều hơn từ các thành phần ngoài nhà nước tham gia đầu tư, kể cả vào kết cấu hạ tầng. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, Nhà nước sẽ tập trung vào ngành nghề mang tính chất dịch vụ công, các lĩnh vực tư nhân làm không hiệu quả, quốc phòng, an ninh, đầu tư cho vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn. Nhà nước có phần vốn hỗ trợ tư nhân thông qua các mô hình như đối tác công tư PPP” – ông Bùi Quang Vinh khẳng định.
Xoá cơ chế “xin – cho”
Trả lời câu hỏi của độc giả Đỗ Việt An – đường Nguyễn Sơn, Gia Lâm, Hà Nội - về việc liệu có xuất hiện “chạy ngân sách, chạy vốn đầu tư” ở Bộ KHĐT hay không? Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng vấn đề này là vấn đề mà tất cả các cấp, ngành liên quan đều phải quan tâm và có các biện pháp phòng ngừa hạn chế tiêu cực có thể xảy ra. “Tôi nghĩ rằng, không ai có thể nói rằng, ở bộ mình, cơ quan mình, ngành mình là hoàn toàn không có tiêu cực.  

Vấn đề đặt ra là phải kiên quyết, có biện pháp, cơ chế quản lý sao cho dù có muốn cũng không thể tiêu cực được” – Bộ trưởng Bùi Quang Vinh khẳng định. Để giải quyết vấn đề này, ông Vinh cho rằng Bộ KHĐT ngay từ khi bước vào năm 2012, đã trình Chính phủ cơ chế mới làm sao giảm bớt “xin cho” - nguyên nhân dễ dẫn đến tiêu cực, đó là đề nghị Chính phủ cho công bố toàn bộ số vốn cho các địa phương, bộ, ngành trong năm, giao lại quyền phân bổ, lựa chọn cho chủ tịch UBND các tỉnh và bộ trưởng các bộ.
“Ngay trong năm nay, cũng trình Chính phủ xây dựng nghị định về đầu tư phát triển trung hạn, nghĩa là trung hạn 5 năm, trước mắt là 3 năm, 2013-2015, bộ sẽ trình Chính phủ, trên cơ sở nguyên tắc tiêu chí phân bổ ngân sách, Chính phủ sẽ công bố ngân sách cấp cho 3 năm còn lại từ 2013-2015 cho các bộ, ngành, địa phương. Đây là cơ chế được các tổ chức quốc tế, bộ, ngành địa phương đánh giá cao. Tôi nghĩ đây là việc làm quan trọng để thay đổi tư duy, thay đổi cơ chế “xin cho” - ông Vinh cho biết.
Sân golf cũng không phải xấu
Tại cuộc đối thoại, vấn đề quy hoạch và dư thừa sân golf cũng đã được đặt ra. Tuy nhiên lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho  rằng sân golf không có lỗi gì cả, vì nếu bố trí đúng còn đem lại nhiều lợi ích. Ví dụ, sân golf biến khu vực đất hoang hóa thành cơ sở du lịch, giải quyết việc làm... là điều rất tốt. Tuy nhiên, việc lấy đất sản xuất nông nghiệp, đất lúa, đất rừng làm sân golf là chuyện không thể chấp nhận được.
    Chí Tùng

Ở Việt Nam bị phá hợp đồng lại còn bị hành


Vụ việc Vinashin đổ bể từ những năm trước đã kéo theo hệ quả hết sức tồi tệ cho nền kinh tế đất nước. Không chỉ có vậy, một số đơn vị thành viên của Vinashin cũng giẫm theo vết xe đổ của Cty mẹ đã làm cho các đối tác của họ khốn đốn.


Thương vụ  Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thủy Cái Lân mua 20 xe ôtô của Cty CP Phương Trinh là một ví dụ.
Từ hợp đồng kinh tế

Vụ việc xuất phát từ ngày 14.10.2007, Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đã ký hợp đồng số 224 mua của Cty CP Phương Trinh 20 ôtô tải tự đổ nhãn hiệu CNHTC loại HOWO mới 100% sản xuất năm 2007, giao hàng tại TP.Móng Cái. Tổng giá trị hợp đồng là 15,1 tỉ đồng. Hai bên thoả thuận mọi tranh chấp phát sinh đều được giải quyết tại tòa án kinh tế TP.Hà Nội.
Đoàn cán bộ Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đi nghiệm thu lô xe tại nhà máy ôtô Trung Quốc.
Đoàn cán bộ Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đi nghiệm thu lô xe tại nhà máy ôtô Trung Quốc.
Sau khi Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đặt cọc 25% giá trị hợp đồng theo thoả thuận (3,7 tỉ đồng), Cty CP Phương Trinh đã tiến hành đặt hàng nhà máy sản xuất ôtô  của Trung Quốc 20 ôtô theo đúng thông số kỹ thuật đã ký với Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân. Cuối tháng 3.2008, nhà máy sản xuất CNHTC (thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông - Trung Quốc) thông báo đã sản xuất xong 20 xe. Theo hợp đồng, 3 đại diện Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đã sang kiểm tra và nghiệm thu xe tại nhà máy bên Trung Quốc. Sau khi bên mua đã chấp nhận hàng hóa, Cty CP Phương Trinh đã  tiến hành nhập xe về Việt Nam. Ngày 18.4.2008, Cty CP Phương Trinh đã tiến hành nhập 20 xe về Việt Nam và đã được thông quan theo tờ khai hải quan số 1538 và cũng đồng thời được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp đăng kiểm.

Khi lô hàng về đến Móng Cái (nơi nhận hàng của bên mua theo hợp đồng), Cty CP Phương Trinh đã nhiều lần gửi công văn, gọi điện tới Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân  đề nghị đến nhận xe và thanh toán nốt tiền theo hợp đồng. Tuy nhiên, Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân liên tục khất nhiều lần không đến nhận xe và không thanh toán tiền. Quá hạn chót nhận xe theo hợp đồng (19.5.2008), bên mua vẫn không đến nhận xe và thanh lý hợp đồng dù bên bán đã nhiều lần nỗ lực liên hệ nhưng không thành.

Việc Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đơn phương huỷ hợp đồng đã khiến Cty CP Phương Trinh tổn thất lớn do phải trả lãi vay ngân hàng quá hạn, trả nhiều kinh phí lưu kho bãi, bảo hiểm, không tiếp tục kinh doanh được do bị nợ ngân hàng loại 2 và mất nhiều cơ hội kinh doanh do không mở được thư tín dụng nhập hàng.

Để giải quyết hậu quả này, Cty CP Phương Trinh buộc phải bán lỗ lô hàng ế nói trên để xử lý hậu quả, nhưng mãi hơn 1 năm sau mới bán được lô hàng bởi những thông số kỹ thuật do Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đặt ra  không phù hợp cho mọi khách hàng.

Cơ quan công an có làm sai chức trách?

Vụ việc lẽ ra chẳng có gì phải nói nếu như từ cuối năm 2011 đến đầu 2012, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Quảng Ninh - đã liên tục có yêu cầu Cty CP Phương Trinh đến làm việc. Theo ông Vũ Tấn Công - GĐ Cty CP Phương Trinh - trình bày với Báo Lao Động thì tất cả những lần ông bị các điều tra viên Công an Quảng Ninh gọi lên chỉ với một yêu cầu duy nhất là yêu cầu Cty CP Phương Trinh trả lại tiền đặt cọc. “Một cán bộ điều tra còn nói với tôi rằng nếu tôi không trả lại khoản tiền này tôi sẽ bị khởi tố. Việc này khiến tôi rất hoang mang” – ông Vũ Tấn Công trình bày.

Điều hiển nhiên có thể thấy đây là vụ việc dân sự. Hai bên đã có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại tòa án. Vì vậy, việc mời gọi một doanh nghiệp lên để làm việc khi không có dấu hiệu tội phạm là việc không bình thường của Cơ quan An ninh điều tra Công an Quảng Ninh, bởi cơ quan công an không có quyền can thiệp vào các quan hệ dân sự của họ. Nếu Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân cho rằng mình bị thiệt hại thì có quyền khởi kiện Cty CP Phương Trinh ra tòa đòi lại số tiền. Tuy nhiên có lẽ do biết rõ nếu kiện ra tòa thì Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân sẽ thua kiện bởi người gây ra lỗi là Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân và người thiệt hại chính là Cty CP Phương Trinh. Theo Luật Thương mại, Luật Dân sự thì do Cty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân gây ra lỗi không những mất tiền đặt cọc mà còn phải bồi thường thiệt hại ít nhất 8% giá trị hợp đồng cho Cty CP Phương Trinh.
Chí Tùng

Gian lận kinh doanh xăng dâu

UBND tỉnh BR – VT còn buộc hai DN này phải nộp lại ngân sách nhà nước hơn 30 triệu đồng tiền thu lợi bất hợp pháp từ việc kinh doanh xăng dầu gian lận. Ngoài ra còn tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Cùng thời điểm, Chi cục Quản lý thị trường TP.Đà Nẵng xử phạt một DN 20 triệu đồng, một DN 10 triệu đồng đối với hai DN kinh doanh xăng dầu vi phạm gian lận. Một trong hai DN này sử dụng đơn vị đo lường bị sai, DN còn lại niêm yết giá dầu sai quy định.

Nếu xét về sai phạm, hai DN kinh doanh xăng dầu ở BR – VT và  một DN  kinh doanh xăng dầu ở TP.Đà Nẵng đều như nhau, đó là dùng thiết bị đo lường để gian lận xăng dầu. Thế nhưng, BR - VT thì xử phạt rất nặng, tước giấy phép một năm, còn Đà Nẵng thì phạt tiền nhẹ hơn và vẫn cho duy trì hoạt động.

Đã có nhiều ý kiến cho rằng, số tiền mà các DN trục lợi từ gian lận trong đo lường xăng dầu rất lớn, cho nên nếu chỉ phạt vài chục triệu đồng là không ngăn chặn vi phạm kinh doanh xăng dầu. Họ sẵn sàng bỏ ra đóng ít tiền phạt rồi tiếp tục móc túi người tiêu dùng.

Còn một điều nữa, cùng một hành vi vi phạm, nhưng hai địa phương xử lý nặng nhẹ khác nhau. Xem ra việc xử phạt cũng rất cảm tính, muốn áp mức gì cũng được. Đây cũng là kẽ hở để tiêu cực chui qua.
Lê Thanh Phong

EVN chưa đề xuất tăng giá điện


Ông Thanh cho rằng, do điện là mặt hàng đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và xã hội nên giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định và được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, trước đó, những thông tin mà báo chí đăng tải đều được xác nhận bởi nguồn tin từ phía ngành điện về việc đang tính toán các thông số đầu vào cơ bản, cân nhắc thời điểm phù hợp để đề xuất tăng giá trong phạm vi 5%.
    

“Dừng là chết!”

Nếu chừng nào mệt mỏi, vì một sức ì nào đó, ở vào độ tuổi lẽ ra chưa được nghĩ đến chuyện dừng nghỉ, có lẽ bạn nên gặp một người như Dương Tường. Để nghe ông “ngoan cố” nói về cách ông không bao giờ chịu dừng lại, hay nói cách khác, không “chết chịu” – như tên một bản dịch của ông. Chừng nào trời còn cho sống.
Dịch giả Dương Tường.
Dịch giả Dương Tường.     Ảnh: Nguyễn Đình Toán.























Bằng chứng là ở tuổi 80, ông vừa hoàn thành một bản dịch được coi là “khó nhằn” trong kho tàng văn chương nhân loại và ngay sau đó, lại tiếp tục bắt tay dịch cùng lúc hai đỉnh cao văn chương khác.
Dương Tường trở lại, chưa bao giờ với những bản dịch nhỏ xinh mà lúc nào cũng đồ sộ về tầm vóc. Lần này là “Lolita” – một tác phẩm được giới làm sách nước ta bấy lâu “săn lùng ráo riết” và với Dương Tường, nó còn là một “ấp ủ bấy lâu”.
“Lolita” – cái tên quen và lạ với mỗi người yêu văn chương nghệ thuật chúng ta, hẳn không chỉ vì sự nổi tiếng của phim và sách, mà có lẽ, còn vì âm hưởng hết sức trìu mến, thân thương của nó. Dịch giả Cao Việt Dũng nói về cuốn sách: “Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mỹ. Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ”. Từng bị từ chối, bị hắt hủi, bị chỉ trích, nhưng Lolita cũng chính là tác phẩm đã được dịch và xuất bản tại gần 40 quốc gia, đứng trong Top 100 tác phẩm xuất sắc nhất mọi thời đại, Top 10 tác phẩm gây nhiều tranh cãi nhất và thậm chí từng được tái bản 2 lần trong vòng 4 ngày khi xuất bản tại Mỹ - một kỷ lục đáng kinh ngạc với ngành xuất bản ở bất kỳ thời nào...
Lại một đỉnh cao văn chương để ông chinh phục! Lần này, hứng thú điều khiển ông thế nào?
- Phải nói "Lolita" là một tác phẩm mà tôi đã mong ước được dịch bấy lâu. Và càng dịch càng say! Bởi Nabokov đích thị là một phù thủy chữ! Chữ của cha đẻ “Lolita” phải nói rất kỳ lạ. Nó không ngừng biến ảo trong những ngón chơi chữ vừa tinh tế thông thái vừa tinh quái bình dân, suốt từ đầu đến cuối cuốn sách, dù “Lolita” không được viết bằng tiếng mẹ đẻ. Hoàn toàn không giống cách của một kẻ sính trò lóa mắt, lối chơi chữ của Nabokov rõ ràng là của một cao nhân, bởi một cái đầu hết sức uyên bác và một vốn văn hóa mênh mông Đông Tây kim cổ. Quả thật, chỉ có thể đi xa và đi trước thời đại của mình khi có được một vốn văn hóa sâu rộng như vậy! Tôi nghĩ, một số hiện tượng văn chương ở ta không đi được tiếp và được xa, phần lớn, hẳn cũng vì sự nhỏ hẹp về phông văn hóa...
Trong nhiều tranh cãi, ở chiều ngược sáng, “Lolita” từng bị coi là một cuốn “dâm thư”. Điều này, theo ông, có giống như thời phong kiến, người ta từng “kết án” Truyện Kiều: “Đàn ông chớ kể Phan Trần - Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều”?
- Tôi nghĩ, nếu ai tìm đọc “Lolita” vì hai chữ “dâm thư” thì sẽ thất vọng vì “Lolita” trái lại, là một cuốn sách hết sức đạo đức. Gắn hai chữ “dâm thư” cho “Lolita” hay “Truyện Kiều” (dù rằng mức độ mỗi thời một khác), tôi nghĩ, đó đều là những suy nghĩ quá sức thô thiển và trần tục.
Một “cuốn sách hết sức đạo đức” – lý do nào khiến ông nghĩ thế về “Lolita”?
- Chưa kể sự quyến rũ của văn chương Nabokov, mà ở đây, chỉ xét riêng trên phương diện đạo đức, “Lolita” đã xứng đáng được coi là một cuốn sách tuyệt vời. Khi nó trình ra một lời thú tội hết sức chân thực, soi rọi vào tất cả mọi ngóc ngách hèn kém nhất của mỗi con người. Cái chân thực đáng tin nhất của một người xưng tội, dù rằng tình yêu đó (của một người đàn ông trung niên với một… bé gái 12 tuổi mà ông gọi là “tiểu nữ thần”), như người ta vẫn gọi là bệnh “ấu dâm”. Không kém quan trọng, là sự tỏa ngời từ một luân lí của nghệ thuật – nó khiến cho tác phẩm được tắm trong cái mà Nabokov gọi là “ân phước thẩm mĩ”…
Ông nghĩ giữa một đời sống thường nhật mà mỗi cú nhấp chuột đều có thể bắt gặp một tin tức giật gân về những con “yêu râu xanh”, thì cách nào để một cuốn có nội dung như “Lolita” có thể không gây ra những tác động trái chiều?
- Bằng vào những giá trị văn chương của cuốn sách, tôi tin rằng những người yêu văn chương đích thực (và đây hẳn là số nhiều) sẽ tìm đọc “Lolita” vì vẻ đẹp nhân văn của nó chứ không phải bằng một lối nghĩ tầm thường như chúng ta vừa nói đến. Khi mà, không ngoại trừ, toàn bộ câu chuyện “bịa” kia của Nabokov chỉ là cái cớ để ông ấy đưa ra lời xưng tội lay động lòng người mạnh mẽ ấy.
Vì sao ông lại có thể đánh giá cao đến thế giá trị của một lời xưng tội?
- Là bởi vì, đó là sự khuyết thiếu vô cùng lớn của nền văn học chúng ta cũng như trong mỗi một người chúng ta hôm nay. Nhiều cuốn hồi ký của ta – vốn được coi là chân thực, tôi thấy, rốt cuộc, chỉ là một cách tự bào chữa, tự “rửa mặt” cho mình. Thành thực khó lắm, nếu như không muốn nói đó là sự dũng cảm nhất của con người!
Nghe nói trước khi dịch Lolita, ông đã từng mất hai năm lao lực cho một bản dịch khó không kém nhưng kết quả là… không in được?
- Ừ, đấy là cuốn "Mort à crédit" (Chết chịu) của Louis-Ferdinand Céline, một cuốn sách thuộc loại khó dịch nhất, thậm chí còn khó hơn cả "Những con đường xứ Flandres", tới nỗi nhiều người đã từng thử dịch nó mà còn phải chào thua. Khi mà trong đó có rất nhiều từ do tác giả đặt ra, không có trong bất kỳ cuốn từ điển nào. Một cuốn sách hơn 600 trang (nhưng nếu in ra tiếng Việt chắc cũng phải hơn 700 trang), vậy mà để hiểu nó, tôi đã phải tìm đọc tận tới hàng nghìn trang sách liên quan đến nó…
Không in được, vậy mà ông vẫn còn đủ kiên nhẫn với một bản dịch nhiều thách đố và cũng khó tìm đầu ra như “Lolita”? Đôi lúc, ông có thấy mình… “lì lợm” không?
- Đúng là khi bắt tay vào dịch “Lolita”, tôi cũng thấy hơi nơm nớp vì không chắc nhà làm sách có xin được giấy phép xuất bản không. Thế nên, việc “Lolita” được cấp phép xuất bản ở ta phải nói là một dấu hiệu đầy cởi mở của nhà quản lý. Về phần mình, một cuốn sách mất bao công lao tâm khổ tứ mà không đến được tay bạn đọc thì đúng là cũng hơi hẫng thật! Nhưng thôi, việc mình, mình làm. Quan trọng nhất là mình được thỏa mãn với đam mê của một người “leo núi”: đó là chinh phục độ cao.
Có duyên với những bản dịch khó, đã bao giờ ông cảm thấy mình phải đứng trong một “cuộc chiến không cân sức”?
- Có thể nói, đó là một sở thích và theo thời gian, đã trở thành một phương châm làm việc của tôi. Đó là luôn muốn kiễng chân cao hơn mình để với được tới một vật cao hơn. Đã đành, kiễng chân thì có thể mỏi, nhưng cũng nhờ thế mà biết đâu, mình được cao lên!
Đặt một kiệt tác giàu chất thơ như “Lolita” vào tay Dương Tường, vì vậy, thiết tưởng không còn lựa chọn nào chính xác hơn, khi người dịch nó còn đồng thời là một nhà thơ có tiếng về cách tân. Nhiều đoạn dịch có thể nói là “đặc sản” Dương Tường khi ngón nghề của người dịch không chỉ đạt đến độ tài năng (dấu ấn của một người am hiểu ngôn ngữ Anh, Pháp) mà còn tài hoa (dấu ấn của một nhà thơ) – đúng như đánh giá của dịch giả Phạm Anh Tuấn:
“Ôi, Carmen của tôi, Carmen bé bỏng của tôi
Ấy-mấy-là, ấy-mấy-là, những ấy-mấy-là đêm
Nào trăng sao cùng xe cộ, nào quán bar cùng barmen
Và, em iêu, những cuộc đấu long trời lở đất của hai ta
Và giữa thành phố ấy-mấy-là tay khoác tay, ta vui bước
Và cuộc xô xát cuối cùng của đôi ta…”
Ôi sao ông lại có thể nhớ ra cái từ “ấy - mấy - là” đúng lúc đến thế! Ông thích bài… “Trống cơm” sao?
- Thật tình, tôi cũng không biết lý giải thế nào. Chỉ đơn giản là lúc ấy, đến đoạn ấy, thì tự dưng mấy chữ đó chợt vang lên trong đầu. Dịch, như người ta vẫn nói, là tái tạo và đồng sáng tạo…
Một điều “kinh khủng” hơn nữa đó là… gần 500 chú thích nằm dày đặc trong suốt hơn ba trăm trang sách. Trong khi, theo dịch giả Phạm Anh Tuấn: Bản dịch tiếng Pháp của NXB lừng danh Gallimard của Pháp (in năm 2000, sinh thời được Nabokov coi là bản dịch tiếng Pháp “Lolita” đạt nhất) tuyệt nhiên không có bất kỳ một chú thích nào. Bản tiếng Pháp ấn hành năm 2005 được đánh giá cao hơn cũng chỉ có chừng dăm chục chú thích… Ông lo lắng cho bạn đọc lắm sao, khi tỉ mẩn và cặm cụi đến vậy?
- Chỉ là, tôi suy từ mình ra thôi. Bởi có những đoạn, mình đọc đến đấy còn thấy vấp nữa là độc giả bình thường. Vậy nếu như mình không bỏ công ra san lấp bằng được những cái ổ gà đấy thì mức độ thưởng thức và sự hứng thú của bạn đọc sẽ bị giảm đi rất nhiều. Lỗi đó thuộc về ai nếu không phải là người dịch? Chính vậy mà công sức tôi bỏ ra cho gần 500 cái chú thích kia có thể nói là ngang ngửa công sức tôi bỏ ra cho văn bản chính.
Miệt mài bên những trang sách, tới giờ này, ông có thấy tự hào vì mình đã sống được bằng nghề?
- Nếu nghĩ như vậy thì sẽ chẳng có trang sách nào cả. Sẽ không làm được gì hết. Vì thử hỏi, với một mức nhuận bút chỉ tầm hơn 20 triệu (có người nói chừng đó chưa bằng… một năm lương giúp việc), thì sao “lại” được công sức mình bỏ ra ròng rã suốt hai năm trời? Hoặc giả, nếu không có gần 500 cái chú thích ấy, thì số tiền tôi nhận được có thể vẫn vậy. Nhưng còn tình yêu của mình, với từng con chữ, với tác giả, với bạn đọc, và cái nghiệp mình bao năm đeo đuổi? Điều này, tôi nghĩ, chỉ có thể lý giải bằng hai chữ: “văn đức”!
“Rời tay” Lolita, những tưởng Dương Tường nghỉ ngơi, dè đâu ông lại tiếp tục bắt tay vào hai bản dịch mới, cũng đều được coi là món “khó nhằn”: “Tìm lại thời gian đã mất” của nhà văn Pháp Marcel Proust – bộ tiểu thuyết 7 cuốn từng được tạp chí Time bình chọn là một trong số mười cuốn sách vĩ đại nhất mọi thời đại (dịch cùng nhóm dịch giả) và “Cơn bão” – một vở kịch nổi tiếng của nhà viết kịch vĩ đại William Shakespeare.
Ông nhất quyết không chịu dừng sao?
- Dừng làm sao được? Dừng là chết!

* Năm 2008, "Lolita" đã được Nhà sách Tân Việt và NXB VH-TT tổ chức dịch ra tiếng Việt nhưng rốt cuộc đã phải ngừng in, sau khi Nhã Nam lên tiếng khẳng định bản quyền xuất bản cuốn sách tại VN.
Thủy Lê thực hiện

Nguy cơ mất mạng khi uống thuốc… dạng “Lục vị thần tiên”


Để hiểu rõ thêm về công dụng của bài “thuốc tiên” chữa được bách bệnh. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Hoàng - Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Đông, Hà Nội xung quanh vấn đề này.


Ông có đánh giá gì về bài thuốc “Lục vị thần tiên”?

Bằng trực giác, có thể thấy ở túi thuốc (túi thuốc PV cung cấp) này theo quy chế của Bộ Y tế quy định là không đúng tiêu chuẩn quy định. Nếu là thuốc được dùng tại các cơ sở y tế, bệnh viện thì khác (có thể mua túi to rồi chia lẻ để sử dụng điều trị trực tiếp cho bệnh nhân và được giám sát của bệnh viện, của bác sĩ có chuyên môn) còn thuốc bán cho bệnh nhân mang về sử dụng điều trị bắt buộc phải có nhãn mác rõ ràng.
Theo cảm nhận, trong túi thuốc có 6 loại thuốc khác nhau, được gói thành những gói nhỏ có thể thấy có 3 loại thuốc y học cổ truyền ( 2 loại dạng viên hoàn cứng và 1 loại là viên nén).
Thưa ông, việc sử dụng cùng lúc thuốc Đông – Tây y kết hợp trong bài “ thuốc tiên” như  vậy có đúng theo quy định của ngành y tế không?
Hiện nay, có thể sử dụng kết hợp cả thuốc Đông – Tây y vì theo quy định của Bộ Y tế là được phối kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại nhưng phải đảm bảo đúng quy chế về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Bởi ở bệnh viện, cụ thể là các cơ sở khám chữa bệnh kể cả tư nhân và nhà nước thì được sử dụng song song nhưng phải có sự kiểm duyệt chặt chẽ theo đúng quy định của ngành y tế.
Th
"Thuốc tiên"  tại cơ sở khám chữa bệnh bệnh "chui" ở Thanh Trì, Hà Nội. (ảnh: Đạt Lê).
Còn ở đây nếu các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn khi kiểm tra sẽ thấy sai về mặt quy chế. Riêng đối với công dụng có thật như quảng cáo hay không thì không thể biết được vì không biết những vị thuốc đó là gì. Đặc biệt, theo như quảng cáo cho thấy bài thuốc chữa được rất nhiều nhóm bệnh khác nhau. Nếu 1 túi thuốc sử dụng điều trị được nhiều loại bệnh trong đời tôi chưa từng gặp bao giờ. Chỉ cần một dòng theo quảng cáo đã khó rồi chứ chưa nói tới các dòng tên, nhóm bệnh khác.
Về công dụng của bài thuốc “Lục vị thần tiên”, ông có thể nhận định như thế nào?
Một bài thuốc có công dụng thật sự cần phải có số lượng, thành phần thuốc cụ thể. Hay công thức bài thuốc bao gồm những vì thuốc gì, số lượng là bao nhiêu. Rồi đến chỉ định điều trị và chống chỉ định ra sao, tiếp đến là cách dùng, liều dùng, ngày sản xuất, hạn sử dụng…
Trong trường hợp này không biết thời hạn sử dụng đến bao giờ, nếu sau 5 năm người bệnh vẫn sử dụng sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng. Bởi theo quy định thời hạn sử dụng của thuốc y học cổ truyền thông thường là 3 năm còn thuốc tây y là 5 năm.
Xin ông cho biết thêm về quy định của ngành y tế về Luật khám chữa bệnh?
Theo quy định của Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân trước đây, bây giờ là Luật Khám chữa bệnh có các quy định các phòng khám phải niêm yết giá khám, giá thuốc, giá các danh mục khám cụ thể,… kể các phòng khám tư nhân hay của nhà nước. Tại cơ sở nói trên, khám chữa bệnh có thu tiền mà không treo biển hiệu, mức giá cụ thể mà họ muốn thu thế nào thì thu là hoàn toàn sai quy định và vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. 
Vậy ông khuyến cáo gì đối với những người bệnh khi sử dụng thuốc?
Người bệnh khi sử dụng thuốc gì cần phải tìm hiểu và biết rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần, liều lượng cụ thể. Thuốc phải có đầy đủ quy định về quy chế nhãn mác theo quy định của Bộ Y tế. Ngay thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày còn có quy định về nhãn mác, giới hạn sử dụng, ngày sản xuất hẳn hoi. Đằng này lại là thuốc chữa bệnh, nó gây ảnh hưởng, có tác dụng phụ trực tiếp đến con người do đó sẽ rất nguy hiểm.
Đặc biệt là thuốc y học cổ truyền, nếu dùng không đúng cách sẽ có tác dụng không mong muốn vì có rất nhiều trường hợp bị ảnh hưởng tới tính mạng vì y học cổ truyền có nhiều thuốc độc, nếu dùng sai không chỉ gây phản ứng phụ không mong muốn mà còn có thể đe doạ đến tính mạng người sử dụng…
Xin cảm ơn ông!

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Dân vây đánh cán bộ tả tơi


Thời gian gần đây tại xã Tự Lập, huyện Mê Linh, Hà Nội đã xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự nghiêm trọng. Sự việc còn nóng đến mức người dân đã quá khích tập trung vây và phá phách trụ sở, đánh cán bộ xã.


Côn đồ lộng hành, đánh, chém người vô cớ

Ít ai có thể ngờ rằng ở vùng làng quê ngoại thành thủ đô lại xảy ra tình trạng mất an ninh trật tự đến như vậy. Sự việc bắt đầu khi mâu thuẫn giữa thanh niên 2 thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thằng và Phú Mỹ, xã Tự Lập, rồi dẫn đến tình trạng côn đồ lộng hành. Ông Trần Văn Phú – Trưởng thôn Phú Mỹ cho biết, tình trạng trên bắt đầu nóng từ sau Tết Nguyên đán.
Trụ sở xã Tự Lập bị phá.
Trụ sở xã Tự Lập bị phá.
Căn nguyên của nạn côn đồ bắt nguồn từ việc thời gian qua một số thanh niên làng Phú Mỹ lao vào cờ bạc, rồi dẫn đến nợ nần. Đã xảy ra chuyện một vài chủ nợ bên thôn Bạch Trữ thuê côn đồ đến nhà “con nợ” để xiết nợ.
Mâu thuẫn bắt đầu bùng phát, rồi cứ thế lớn dần khiến làng xóm bị vạ lây. Nhóm thanh niên côn đồ bên thôn Bạch Trữ thường xuyên tụ tập ngay trên tỉnh lộ 308, đoạn đi qua xã Tự Lập. Đêm xuống bọn chúng đi xe máy phóng ào ào vào thôn Phú Mỹ gặp người là “xử”.
Lan can cầu thang trụ sở bị phá.
Lan can cầu thang trụ sở bị phá.
Đã có không ít người dân trở thành nạn nhân của nhóm côn đồ hung hãn. Tối 20.2, em Lưu Tuấn Nghĩa (18 tuổi) ở xóm 5 thôn Phú Mỹ đi ôn bài về. Khi em đang đi trên đường làng thì đột nhiên bị hai thanh niên bịt mặt phóng xe máy tới rút dao tông chém thẳng vào người. Quá hoảng sợ Nghĩa bỏ chạy vào một nhà dân gần đó. Thấy nạn nhân chảy nhiều máu, mọi người hô hoán đưa đi cấp cứu. Còn hung thủ thì phóng xe bỏ chạy.
Tiếp đến vào tối 23.2, có 2 cô gái thôn Phú Mỹ ra đường mua thẻ điện thoại cũng bị nhóm côn đồ tấn công. Cũng trong tối đó, anh Lê Văn Thái –xóm 11, thôn Phú Mỹ đi xe máy chở tấm cốp pha trên đường về cũng bị 2 thanh niên bịt mặt tấn công. Anh này vừa chạy vừa tri hô, khi dân làng chạy ra thì 2 kẻ côn đồ đã mất hút.
Dân quá khích đánh cả cán bộ xã
Theo Công an huyện Mê Linh, tại thôn Phú Mỹ đã xảy ra 4 vụ cố ý  gây thương tích, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình ANTT tại địa phương. Trước tình trạng trên, người dân thôn Phú Mỹ do bức xúc đã tự phát treo kẻng dùng làm hiệu lệnh nhằm huy động đông người mỗi khi có thanh niên ở thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng vào làng.
Công an xã Tự Lập cũng đã phải vào cuộc quyết liệt. Ngoài việc liên tục thông báo trên loa phát thanh nhằm cảnh báo người dân, hàng đêm 100% lực lượng công an xã tổ chức chốt chặn, tuần tra trên mọi ngõ ngách trong thôn Phú Mỹ. Tuy nhiên, với lực lượng mỏng, nên công an xã cũng không thể phân bổ toàn bộ địa bàn.
Để giải quyết vấn nạn trên, CA huyện Mê Linh đã tham mưu cho UBND huyện Mê Linh chỉ đạo, làm việc với hai xã Tự Lập, xã Tiến Thắng, tuyên truyền nhân dân chấp hành pháp luật.
Qua điều tra, đến ngày 12.3, CA huyện Mê Linh bước đầu đã làm rõ vụ cố ý gây thương tích xảy ra ngày 26.2 tại xã Tự Lập. Cơ quan CA đã tiến hành bắt giữ 3 đối tượng, gồm: Lỗ Văn Trung (SN 1991); Trần Văn Niêm (SN 1991) và Phạm Chí Quyên (SN 1993), đều ở thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập.
Sau khi bắt 3 đối tượng, đến 20h ngày 12.3, có khoảng từ 300 đến 500 người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập đã kéo đến trụ sở UBND xã chất vấn, đề nghị thả 3 đối tượng bị CA huyện bắt.
Một số người quá khích đã ném đá và phá trụ sở UBND xã. Hai cán bộ xã là Phó chủ tịch xã và trưởng CA xã còn bị đánh, nhà của Chủ tịch xã thì bị ném đá.
Trước tình hình phức tạp trên, CA huyện đã trao đổi với Viện Kiểm sát thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với 3 đối tượng đã bị bắt, cho 3 đối tượng trở về địa phương cấm đi khỏi nơi cư trú. Đến 0h15 ngày 13.3, người dân mới giải tán. Bước đầu, CA huyện phối hợp các phòng nghiệp vụ thống kê thiệt hại, khám nghiệm hiện trường, thu thập tài liệu để xử lý.
Lương Kết - Minh Quang