Chiều ngày 6.12, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử đối với bị cáo Đỗ Ngọc Hưng (SN 1987, trú ở thôn Lực Canh, xã Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội) về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án chính là ông Đỗ Ngọc Tư (SN 1953) bố của bị cáo.
CÁC BÀI ĐÃ ĐĂNG
- Cửa hàng trưởng tham ô hơn tỉ đồng lĩnh án tù (07/12/2011)
- Bắt đối tượng vận chuyển hơn 1,6kg heroin (07/12/2011)
- Trộm “viếng” nhà đội trưởng thu thuế lấy tiền tỉ (07/12/2011)
- Hơn 700 “quái xế” bị lập hồ sơ quản lý (07/12/2011)
- Những dấu hỏi gửi đến hội đồng xét xử (07/12/2011)
Với thương tích trên người, nhưng có lẽ đau đớn hơn là vết thương lòng, chính vì sự tủi hổ đó mà cả 3 phiên tòa, ông Tư với tư cách là bị hại đã không đến tham dự. (2 phiên xử lần trước phải hoãn do bị hại không đến. Tòa đã tuyên bố lần thứ 3 gửi giấy mời mà ông Tư không đến tham dự thì phiên tòa sơ thẩm ngày 6.12.2011 sẽ diễn ra bình thường).
Bị cáo Hưng tại tòa. |
Theo truy tố, Đỗ Ngọc Hưng do “dính” vào cờ bạc nên thiếu nợ 45 triệu đồng. Không có tiền trả nợ, Hưng yêu cầu bố mình trả nợ thay. Thương con, song ông Tư cũng mới chỉ trả nợ được 20 triệu đồng. Số tiền còn lại, Hưng yêu cầu bố phải trả nốt, song do kinh tế gia đình khó khăn nên ông Tư chưa thể đáp ứng.
Mang sự hậm hực vô cớ trong lòng, Hưng ngày càng tỏ ra bức xúc với bố. Ngày 13.4.2011, Hưng lớn tiếng chửi mắng bố gây ầm ĩ xóm làng nên đã bị chính quyền địa phương xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. Đến ngày 18.5.2011, mâu thuẫn giữa 2 cha con ông Tư lại bùng phát, nguyên nhân vẫn chỉ là khoản nợ 25 triệu đồng.
Trong lúc cãi bố, Hưng đã xuống bếp lấy con dao thái chuối, rồi xông lên nhà thẳng tay chém bố. Bị trọng thương, ông Tư vùng chạy nhưng đã bị Hưng đuổi theo chém tiếp nhiều nhát vào đầu. Hành vi côn đồ của đứa con ngỗ ngược này chỉ dừng lại khi bà Phạm Thị Đê (mẹ Hưng) phát hiện chạy vào can ngăn và truy hô mọi người đến ứng cứu. Mặc dù không bị tử vong, song ông Tư cũng bị tổn hại 33% sức khỏe.
Với hành vi trên, Đỗ Ngọc Hưng bị VKSND TP Hà Nội truy tố về tội giết người với 2 tình tiết định khung tại điểm d và n, khoản 1, Điều 93-BLHS (điểm đ: Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; điểm n: Có tính chất côn đồ). Tội phạm và hình phạt của hành vi này có mức án cao nhất tử hình.
Tại phiên tòa sơ thẩm này lý giải về động cơ giết bố mình, bị cáo cho rằng mâu thuẫn giữa 2 bố con bị cáo đã âm ỉ và kéo dài từ lâu. Nguyên nhân dẫn đến hành vi trên là do ông Tư đã ngăn cản việc kết hôn giữa bị cáo với một cô gái cùng xã. Bị cáo cho rằng, hành động dùng dao chém bố là vì quá uất ức.
Tại phiên tòa sơ thẩm này lý giải về động cơ giết bố mình, bị cáo cho rằng mâu thuẫn giữa 2 bố con bị cáo đã âm ỉ và kéo dài từ lâu. Nguyên nhân dẫn đến hành vi trên là do ông Tư đã ngăn cản việc kết hôn giữa bị cáo với một cô gái cùng xã. Bị cáo cho rằng, hành động dùng dao chém bố là vì quá uất ức.
Trước đó, bà Phạm Thị Đê cũng có đơn xin các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét lại nguyên nhân của vụ việc. Theo đơn trình bày của bà, nguyên nhân vụ án không phải xuất phát từ chuyện nợ nần cờ bạc của Hưng, mà là do ông Tư không tác thành việc hôn nhân của con.
Tại phiên tòa, đại diện Viện KS giữ quyền công tố khẳng định, quá trình điều tra, cơ quan chức năng không hề nhận thấy ông Tư có “vấn đề” gì về mặt tâm thần. Vị đại diện Viện KS cũng nêu quan điểm, cho dù ông Tư có thế nào đi chăng nữa thì hành vi vác dao chém bố của bị cáo cũng không thể chấp nhận được. Hành vi đó đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của công dân mà còn đi ngược lại đạo đức, lối sống của dân tộc.
Trong vụ án này, việc nạn nhân không chết là nằm ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo. Tuy nhiên đây cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ tội cho bị cáo, bởi xét hậu quả để lại không lớn. Sau khi xem xét, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hưng 12 năm tù về tội “Giết người”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét