Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động từ Penang (Malaysia) lúc 20h22 ngày 27.3 (giờ Malaysia), ông Nguyễn Tiến San - Trưởng ban quản lý lao động và chuyên gia Việt Nam tại Malaysia - cho biết, chiều cùng ngày ông đã có cuộc làm việc với Giám đốc Sở Lao động Penang.
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Cuộc thăm hỏi trong nghiêm ngặt
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt?
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Giải quyết dứt điểm trong tháng 3
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia: Tiến độ giải quyết quá chậm
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia:Vì sao bị cách ly nghiêm ngặt?
Vụ 42 LĐ mắc kẹt tại Malaysia: Giải quyết dứt điểm trong tháng 3
Vụ 49 LĐ nữ kẹt tại Malaysia: Tiến độ giải quyết quá chậm
Trụ sở chi nhánh Cty Việt Hà nhà B10, ngõ 134 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội - đơn vị môi giới đưa các lao động nữ sang Malaysia - “cửa đóng, then cài” vào chiều 27.3 khi PV tiếp cận. |
"Ông Giám đốc Sở Lao động Penang đã thông báo cho chúng tôi biết, cơ quan này đã làm việc với hai Cty sử dụng lao động Malaysia và bắt họ phải chi trả các khoản còn nợ cho người lao động. Ông cho biết, vào thứ năm này (ngày 29.3) Sở Lao động sẽ mời những lao động còn có mặt tại Penang đến để trao tiền trực tiếp (chủ yếu là khoản nợ lương từ tháng 2 - PV) với sự chứng kiến của ông Cục trưởng Cục Lao động Malaysia từ Kuala Lumpur đến. Riêng số 42 công nhân đang tập trung trong trại ở Kuala Lumpur, thì họ sẽ đến trại trao”.
PV Báo Lao Động (trái) tại Malaysia tìm hiểu thông tin qua nghị sĩ của Penang. Ảnh: T.H.T - Đ.T |
Tuy nhiên theo ông San, để được tiến hành trao tiền tại trại, Cục Lao động sẽ phải làm việc để có sự đồng ý của Cục Di trú là cơ quan đang quản lý số 42 lao động nữ đang tập trung tại Trung tâm Bảo vệ phụ nữ ở Kuala Lumpur. “Về quyền lợi thì không có gì phải bàn cãi nữa. Nhưng vấn đề quan trọng cần phải giải quyết tiếp theo là chúng tôi sẽ làm việc với Sở Di trú Penang để họ làm các thủ tục cư trú cho các lao động. Nếu họ làm xong thì những lao động nào muốn về thì chúng tôi sẽ đưa về ngay, còn ai muốn ở lại thì sẽ tiếp tục đi làm” - ông San cho biết thêm.
Như đã nêu, từ cuối tuần qua PV Lao Động liên tục liên lạc với nhóm nữ lao động hiện ở tại bang Kedah, cũng nằm trong số 69 lao động mà Cty Việt Hà đã đưa sang Malaysia làm việc thông qua Cty môi giới Asmana của Mã Lai. Sáng 27.3, PV Lao Động tiếp tục liên lạc qua điện thoại nhưng nữ lao động Võ Thị Thủy - người giữ số máy mà PV Lao Động liên lạc - vẫn không bắt máy. Tuy nhiên đến trưa, khi đại diện của một Cty môi giới Malaysia gọi vào số này thì lao động Võ Thị Thủy đã nghe máy.
Bên trong khu trọ mà các nữ lao động Việt Nam từng ở tại đường Tull, George Town tại Penang. Ảnh: Yeoheng Nean. |
Phía môi giới cho biết, Cty này đang thiếu lao động và muốn tuyển gấp, muốn giới thiệu việc làm cho nhóm lao động Võ Thị Thủy, thì chị này cho biết, đầu tháng 4 sẽ đi làm lại, vì thế không cần việc làm của người môi giới này giới thiệu. Môi giới hỏi ai nói sẽ được đi làm lại, thì lao động Thủy cho biết là “cô Quý” (bà Trần Thị Quý - Giám đốc 1 chi nhánh Cty Việt Hà - PV). Lao động này cũng cho biết, nhóm của họ có 8 người, một số người trong nhóm muốn về, số khác thì muốn ở lại. Khi người môi giới đề nghị được gặp tại nơi đang ở trọ thì lao động Thủy từ chối “đừng đến mất công, tụi tui ở đây còn không biết đường tên gì”, rồi cúp máy.
Tuy nhiên theo PV Lao Động được biết, đến thời điểm này vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể nào các nữ lao động được đi làm trở lại hay được về VN vì thời điểm 31.3 chỉ là mục tiêu của các cơ quan chức năng VN đặt ra. Vấn đề còn phụ thuộc vào phía các cơ quan chức năng của Malaysia. Đặc biệt là thủ tục cư trú, cần được sự pháp hóa thủ tục của Cục Di trú Malaysia, thì số lao động muốn về VN mới có thể về nước; đồng thời phải được Cục Lao động chấp thuận chuyển đổi chủ sử dụng lao động (từ Cty Asmana sang Cty NS Medic SDN.BHD) cho các nữ lao động VN muốn ở lại, thì họ mới có thể đi làm trở lại.
Về thông tin nhóm của lao động Võ Thị Thủy có 8 người, thì trước đây bà Trần Thị Quý xác nhận hiện chỉ còn 5 người. Số người còn lại đã rời khỏi nơi trọ sau khi không có việc làm. 5 người này trước đây làm việc dọn dẹp vệ sinh tại Bệnh viện Sultan Abdul Halim Sungai Petani.
UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo giải quyết
Chiều 27.3, PV Lao Động đã trao đổi với ông Nguyễn Thiện - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - về việc lao động Việt Nam do Cty Việt Hà tại Hà Tĩnh môi giới tuyển dụng đi xuất khẩu lao động tại Malaysia. Ông Thiện nói: “Chúng tôi đã chỉ đạo Sở LĐTBXH yêu cầu Cty Việt Hà tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, hiện nay công ty này cũng đang rất khó khăn. Nhưng có khó khăn đến mấy cũng phải tìm cách giải quyết kịp thời cho người lao động.
Theo nguồn tin từ Malaysia thì trong 42 lao động bị tạm giữ có chị Võ Thị Thủy trú tại xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương và chị Trần Thị Tâm ở huyện Đô Lương. Tuy nhiên, phóng viên đã không thể xác minh được hai trường hợp nêu trên. Cụ thể, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương - ông Nguyễn Duy Mai sau một buổi cùng công an xã kiểm tra đã khẳng định: Ở xã Thanh Lương không có ai tên là Võ Thị Thủy đi xuất khẩu lao động Malaysia. Ở huyện Đô Lương, các cán bộ huyện và các xã, không một ai biết chị Trần Thị Tâm ở xã nào và có hay không người mang tên này đi xuất khẩu lao động tại Malaysia.
Việt Thắng
|
Thẩm Hồng Thụy (từ Kuala Lumpur)
- Làm anh hùng xa lộ, một học sinh tử vong (27/03/2012)
- Một xưởng gỗ bốc cháy giữa đêm (27/03/2012)
- Đốt lá mía làm cháy lan sang hơn 22 ha mía và rừng trồng (27/03/2012)
- Chưa đến chính hội, Đền Hùng đã chật cứng du khách (27/03/2012)
- Hà Nội sẽ gặp khó về kiểm soát thu phí hạn chế xe (27/03/2012)
- Đề thi tốt nghiệp không nằm trong phần giảm tải (27/03/2012)
- Khám bệnh hen miễn phí cho người dân (27/03/2012)
- Đổ bệnh vì “bà già nóng tính” (27/03/2012)
- Bé gái thoát chết hy hữu dưới gầm taxi (27/03/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét