SEO Directories

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

EVN là kẻ nguy hiểm nhất còn hơn cả bọn ngoại xâm


Theo Kiểm toán Nhà nước, năm 2010 nếu trong hoạch toán giá thành điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hạch toán đầy đủ các khoản thu và đầu tư có lợi nhuận, giá điện đã có thể giảm.

>> Giải pháp giảm tiền điện mùa nóng
Sáng 18/7, Kiểm toán Nhà nước đã công bố báo cáo kiểm toán 2011 về niên độ ngân sách 2010. Bản báo cáo chi tiết dày tới hơn 100 trang của Kiểm toán Nhà nước cho thấy nhiều vấn đề nổi cộm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
Nếu hoạch toán đúng, giá điện năm 2010 đã có thể giảm 34 đồng/kwh
Dẫn báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, ông Đào Văn Dũng – Vụ trưởng Vụ tổng hợp (Kiểm toán Nhà nước) cho biết, năm 2011 đơn vị này đã kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của 268 doanh nghiệp thuộc 21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Theo đó, tại nhiều doanh nghiệp (DN), tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao, nợ quá hạn và khó đòi phát sinh lớn.
Chính vì đầu tư ngoài ngành quá lớn, nên một số tập đoàn kinh doanh thua lỗ kéo dài. Điểm mặt trong số này là Tập đoàn EVN trước thuế năm 2010 lỗ 8.416 tỷ đồng; Tổng công ty xây dựng đường thủy lỗ 73,5 tỷ đồng.
Công tác bình ổn giá của các đơn vị này cũng vẫn có nhiều sai sót. Ví dụ như việc trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu ngay cả khi DN lỗ đã tạo ra quỹ ảo, EVN chưa tính hết các khoản giảm thu liên quan đến sản xuất kinh doanh vào cơ chế hạch toán giá thành điện, tỷ lệ tổn thất điện năng cao.
Riêng về tỷ lệ tổn thất điện năng cao của EVN trong năm 2010 lên tới 10,15% (tăng 0,58% so với năm 2009) do cơ chế hạch toán giá thành điện của EVN chưa tính toán, giảm trừ các khoản thu có liên quan đến sản xuất kinh doanh của ngành điện.
Theo báo cáo của EVN năm 2010 giá thành sản xuất điện bình quân là 1.092 đồng/kwh trong khi con số kiểm toán là 1.184 đồng/kwh, tăng 92 đồng/kwh so với báo cáo của EVN.
Trong đó có những khoản thu chi EVN không hoạch toán vào quá trình tính giá thành. Cụ thể, khoản thu cho thuê cột điện, thanh lý một số tài sản đầu tư ngành điện, lãi từ các hoạt động đầu tư... không được tính để giảm giá. Theo quy chế tài chính thì những khoản thu này của EVN lên tới 400 tỷ đồng, nếu được hoạch toán đúng sẽ giảm được 5 đồng/kwh.
Ngoài ra, những khoản thu có lãi hoạt động kinh doanh khác của EVN trên 2.900 tỷ đồng như đầu tư điện nhưng chưa sử dụng tới. Tính toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, nếu khoản tiền này được hoạch toán sẽ giúp giảm giá điện thêm khoảng 29 đồng/kwh.
"Tổng cộng chỉ riêng hai khoản này đã có thể giảm giá điện 34 đồng/kwh"- ông Khái nói.
Trước những bất cập này Kiểm toán Nhà nước đã có kiến nghị gửi Bộ Tài chính và các bộ liên quan rà soát lại, có chỉnh sửa hợp lý giữa mặt hàng điện và các mặt hàng khác để đỡ thiệt cho người sử dụng điện.
Ngoài việc kinh doanh thua lỗ lớn, báo cáo công bố sáng nay của Kiểm toán Nhà nước còn cho thấy, 11/21 tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động kinh doanh chủ yếu trên vốn chiếm dụng, vốn vay. Trong đó, một số DN có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao nên dễ gặp nguy cơ mất an toàn, mất cân đối tài chính. Có DN huy động và sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất cân đối lớn về nguồn vốn.
Ví dụ, nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của tổng công ty Xây dựng Trường Sơn là 9,19 lần, của tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng là 4,79 lần, của tập đoàn HUD là 4,01 lần; của tập đoàn EVN là 3,83 lần, của Vinalines 3,12 lần, Tập đoàn TKV 2,15 lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét