Bố thắng xe gắn máy, ôtô cũ được các cơ sở gia công, sản xuất bố thắng tái chế thành các loại bố thắng mới và gắn mác thương hiệu bất chấp nguy hiểm cho người sử dụng.
- Xe biển xanh mất lái, đè nát xe máy (21/12/2011)
- Rải đá tràn lan, người tham gia giao thông gặp khó (21/12/2011)
- Xe chất lượng cao bốc cháy ở dốc Cun (21/12/2011)
- Quân khu 5 đón nhận Huân chương Sao Vàng lần thứ hai (21/12/2011)
Ông Mai (chủ cơ sở sản xuất bố thắng Mai Hai, đường Lê Ngã, Q.Tân Phú, TP.HCM, một đầu nậu chuyên sản xuất bố thắng xe gắn máy) cho biết mỗi ngày giao hàng cho khách từ 200-300 cặp bố thắng cũ đã được tân trang thành bố thắng mới với đủ nhãn hiệu như SIAM, NEO...
Ông thừa nhận đây là các loại bố thắng cũ được thu gom với giá rất rẻ. “Mỗi ngày, tui mua được vài ký, mỗi ký có khoảng 14 cặp càng bố thắng, giá chỉ khoảng 30.000 đồng. Sau đó, gia công, mài giũa, đánh bóng lại như hàng “xịn” rồi đóng nhãn mới vào”.
Ông nói thêm vì sợ bị cơ quan chức năng phát hiện, từ ba năm nay ông đã chuyển xưởng sản xuất từ nhà riêng đến nơi kín đáo, ít người ra vào ở Q.6 để an toàn.
Ông thừa nhận đây là các loại bố thắng cũ được thu gom với giá rất rẻ. “Mỗi ngày, tui mua được vài ký, mỗi ký có khoảng 14 cặp càng bố thắng, giá chỉ khoảng 30.000 đồng. Sau đó, gia công, mài giũa, đánh bóng lại như hàng “xịn” rồi đóng nhãn mới vào”.
Ông nói thêm vì sợ bị cơ quan chức năng phát hiện, từ ba năm nay ông đã chuyển xưởng sản xuất từ nhà riêng đến nơi kín đáo, ít người ra vào ở Q.6 để an toàn.
Bố thắng cũ loại SIAM được tân trang, đóng gói thành bố thắng mới tại cơ sở Mai Hai - Ảnh: B.T. |
Hai ngày là có hàng
Càng bố thắng cũ sau khi thu gom được “phù phép” bằng công nghệ rất đơn giản, chỉ cần đem cạo hết lớp gỉ, đánh bóng, xịt sơn lại, chỗ nào sứt mẻ cho trám thêm chút “si” (hợp kim nhôm chuyên dùng), sau đó đắp bột hoặc cao su mới rồi đóng gói là xong.
“Một ngày bên xưởng tui làm được cả trăm cặp bố từ cũ thành mới, cung cấp sỉ và lẻ cho rất nhiều tiệm sửa xe, các cơ sở bán phụ tùng xe gắn máy trong TP, anh muốn lấy bao nhiêu chỉ cần gọi điện hẹn trước hai ngày, bên tui sẽ có đủ hàng” - ông Mai khẳng định.
Càng bố thắng cũ sau khi thu gom được “phù phép” bằng công nghệ rất đơn giản, chỉ cần đem cạo hết lớp gỉ, đánh bóng, xịt sơn lại, chỗ nào sứt mẻ cho trám thêm chút “si” (hợp kim nhôm chuyên dùng), sau đó đắp bột hoặc cao su mới rồi đóng gói là xong.
“Một ngày bên xưởng tui làm được cả trăm cặp bố từ cũ thành mới, cung cấp sỉ và lẻ cho rất nhiều tiệm sửa xe, các cơ sở bán phụ tùng xe gắn máy trong TP, anh muốn lấy bao nhiêu chỉ cần gọi điện hẹn trước hai ngày, bên tui sẽ có đủ hàng” - ông Mai khẳng định.
TS Nguyễn Hữu Hường (giảng viên khoa kỹ thuật giao thông Trường ĐH Bách khoa TP.HCM): Không an toàn giao thông Các loại bố thắng được mua càng cũ về gia công lại nếu đắp chất bột hỗn hợp hoặc cao su làm mặt bố sẽ có độ bền rất kém. Những loại bố này nếu mang ra sử dụng có thể làm mặt trong đùm bố thắng rất mau hỏng, mặt bố sẽ bị mòn và chai lại, làm mất khả năng ma sát, không chịu được nhiệt dẫn đến sự liên kết giữa bố thắng và hộp bố không được cao. Hậu quả của việc dùng bố giả có thể làm thời gian hãm thắng dài thêm, tức khi đạp thắng xe sẽ không dừng lại ngay mà phải chạy một đoạn dài mới dừng lại. Nếu so với những xe dùng bố thắng hợp chuẩn thì thời gian và khoảng cách tính từ khi thao tác đạp thắng tới lúc xe dừng hẳn đối với bố thắng được tái chế sẽ dài hơn nhiều. Đây là một trong những nguyên nhân có thể gây ra các vụ tai nạn giao thông. |
Cơ sở này cung cấp nhiều loại bố thắng khác nhau, giá dao động 11.000-15.000 đồng/cặp. Loại thông thường đóng hộp có giá 11.000 đồng, bố CMC cũ “lên đời” có vỏ bằng bì bóng giá 12.500 đồng, bố cũ càng Vĩnh Phúc đóng hộp giá 15.000 đồng... Còn các loại hàng dán nhãn Trung Quốc có giá rẻ hơn chút ít.
Ông Mai tiết lộ bố thắng được gia công “hóa phép” từ cũ thành mới, phải dựa vào từng loại bố thắng cũ thu gom được còn “zin” hay không, loại nặng hay nhẹ và tỉ lệ đắp lớp bột, cao su dày mỏng khác nhau... mới biết định mức giá. Riêng loại bố thắng đĩa sẽ được mài giũa cẩn thận, cạo gỉ, đánh bóng, phun sơn... đem phơi cho khô ráo là đóng gói. “Loại này hơi tốn thời gian, một ngày chỉ làm được hai vỉ (mỗi vỉ khoảng 20 cái). Nhưng tất cả chi phí tính ra chỉ bằng một nửa hàng thật nên lợi nhuận rất cao cho cơ sở lẫn các tiệm sửa xe”.
“Bên tui có mối đặt hàng in bao bì để sẵn, từ vỏ hộp Siam của Thái Lan, Neo của Đài Loan tới Fdi của VN... đều có. Mỗi ngày, tui xuất xưởng gần 200 cặp” - ông Mai tiếp thị.
Tương tự, cơ sở sản xuất bố thắng Trần Danh, đường Tôn Thất Thuyết, Q.4, chuyên tái chế bố thắng sau R1, chế thắng đĩa Sport, Exciter hoặc các loại xe sử dụng mono shock, loại đĩa 220mm, bố thắng dày... từ cũ thành mới. Ông Danh, chủ cơ sở, nói: “Chỗ tui làm tất cả loại thắng của xe Honda. Công nghệ chế cũ thành mới cũng không phức tạp, chỉ đem cạo gỉ, đánh bóng, đắp bột... là xong”.
Mỗi ngày, cơ sở tung ra thị trường khoảng 1.000 bố thắng mới các loại, đóng các nhãn hiệu nổi tiếng được tái chế từ bố thắng phế thải.
“Hệ thống đại lý, các chân rết bỏ mối của tui cung cấp khắp TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Khách hàng đông nhất là các tiệm sửa xe ven quốc lộ 1A, đường Xuyên Á...” - ông Danh quảng cáo.
Tái chế bố thắng ôtô
Một số cơ sở sản xuất bố thắng còn thực hiện cả việc “hóa phép” bố thắng ôtô từ cũ thành mới. Bà Tý - chủ cơ sở Tý, đường Thái Phiên, Q.11, chuyên làm nhái bố thắng ôtô các loại cung cấp hàng cho các tiệm phụ tùng ôtô, các gara ôtô trong TP - cho biết cơ sở đưa nhân viên rải khắp Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... để mua đế bố cũ từ các tiệm sửa xe đem về chế lại.
Bố cũ mua về có giá 10.000-50.000 đồng/cái. Sau khi tái chế, đóng hộp, in nhãn mác là thành bố mới, bán sỉ có giá từ 55.000-500.000 đồng/cái. Xưởng của bà sản xuất mỗi ngày trên 200 cái.
Tương tự, ông Kiết - chủ cơ sở gia công bố thắng Minh Kiết, đường Phó Đức Chính, Q.1 - cũng chuyên tái chế bố thắng ôtô, xe cẩu... các loại từ hàng phế thải thành hàng mới. Cơ sở này trang bị khá quy mô nhiều loại máy để thực hiện các công đoạn tân trang bố cũ như: máy cắt bố thắng cho vừa từng loại đế, máy cạo gỉ cho đế bố, máy bào mặt bố cho đúng độ dày mỏng... với lực lượng thợ khá đông.
Trong góc xưởng, hàng trăm bố thắng cũ được xếp chồng chất, số khác đang được thợ luôn tay tái chế rồi đóng gói, bỏ hộp. “Chỗ tui có thể làm mới tất cả các loại bố thắng của VN sản xuất, gồm cả càng. Còn muốn tân trang các loại bố của nước ngoài thì phải đặt hàng trước, chi phí cao hơn một tí” - ông Kiết nói.
Theo ông, hàng của cơ sở được bỏ mối chủ yếu tại TP.HCM và các tỉnh Tây nguyên.
Ông Mai tiết lộ bố thắng được gia công “hóa phép” từ cũ thành mới, phải dựa vào từng loại bố thắng cũ thu gom được còn “zin” hay không, loại nặng hay nhẹ và tỉ lệ đắp lớp bột, cao su dày mỏng khác nhau... mới biết định mức giá. Riêng loại bố thắng đĩa sẽ được mài giũa cẩn thận, cạo gỉ, đánh bóng, phun sơn... đem phơi cho khô ráo là đóng gói. “Loại này hơi tốn thời gian, một ngày chỉ làm được hai vỉ (mỗi vỉ khoảng 20 cái). Nhưng tất cả chi phí tính ra chỉ bằng một nửa hàng thật nên lợi nhuận rất cao cho cơ sở lẫn các tiệm sửa xe”.
“Bên tui có mối đặt hàng in bao bì để sẵn, từ vỏ hộp Siam của Thái Lan, Neo của Đài Loan tới Fdi của VN... đều có. Mỗi ngày, tui xuất xưởng gần 200 cặp” - ông Mai tiếp thị.
Tương tự, cơ sở sản xuất bố thắng Trần Danh, đường Tôn Thất Thuyết, Q.4, chuyên tái chế bố thắng sau R1, chế thắng đĩa Sport, Exciter hoặc các loại xe sử dụng mono shock, loại đĩa 220mm, bố thắng dày... từ cũ thành mới. Ông Danh, chủ cơ sở, nói: “Chỗ tui làm tất cả loại thắng của xe Honda. Công nghệ chế cũ thành mới cũng không phức tạp, chỉ đem cạo gỉ, đánh bóng, đắp bột... là xong”.
Mỗi ngày, cơ sở tung ra thị trường khoảng 1.000 bố thắng mới các loại, đóng các nhãn hiệu nổi tiếng được tái chế từ bố thắng phế thải.
“Hệ thống đại lý, các chân rết bỏ mối của tui cung cấp khắp TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Khách hàng đông nhất là các tiệm sửa xe ven quốc lộ 1A, đường Xuyên Á...” - ông Danh quảng cáo.
Tái chế bố thắng ôtô
Một số cơ sở sản xuất bố thắng còn thực hiện cả việc “hóa phép” bố thắng ôtô từ cũ thành mới. Bà Tý - chủ cơ sở Tý, đường Thái Phiên, Q.11, chuyên làm nhái bố thắng ôtô các loại cung cấp hàng cho các tiệm phụ tùng ôtô, các gara ôtô trong TP - cho biết cơ sở đưa nhân viên rải khắp Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An... để mua đế bố cũ từ các tiệm sửa xe đem về chế lại.
Bố cũ mua về có giá 10.000-50.000 đồng/cái. Sau khi tái chế, đóng hộp, in nhãn mác là thành bố mới, bán sỉ có giá từ 55.000-500.000 đồng/cái. Xưởng của bà sản xuất mỗi ngày trên 200 cái.
Tương tự, ông Kiết - chủ cơ sở gia công bố thắng Minh Kiết, đường Phó Đức Chính, Q.1 - cũng chuyên tái chế bố thắng ôtô, xe cẩu... các loại từ hàng phế thải thành hàng mới. Cơ sở này trang bị khá quy mô nhiều loại máy để thực hiện các công đoạn tân trang bố cũ như: máy cắt bố thắng cho vừa từng loại đế, máy cạo gỉ cho đế bố, máy bào mặt bố cho đúng độ dày mỏng... với lực lượng thợ khá đông.
Trong góc xưởng, hàng trăm bố thắng cũ được xếp chồng chất, số khác đang được thợ luôn tay tái chế rồi đóng gói, bỏ hộp. “Chỗ tui có thể làm mới tất cả các loại bố thắng của VN sản xuất, gồm cả càng. Còn muốn tân trang các loại bố của nước ngoài thì phải đặt hàng trước, chi phí cao hơn một tí” - ông Kiết nói.
Theo ông, hàng của cơ sở được bỏ mối chủ yếu tại TP.HCM và các tỉnh Tây nguyên.
Hãi hùng bố thắng dỏm Bạn đọc Nguyễn Văn Thuyết - công nhân Khu chế xuất Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM - kể xe anh bị hư bố thắng. Anh đưa xe vào tiệm sửa xe trên quốc lộ 1A thay một cặp bố loại SIAM giá 26.000 đồng. Chỉ một tuần sau, đạp thắng xe thì kêu lọc cọc, nhiều lần đạp thắng nhưng xe không dừng nên suýt tông vào người đi đường. Anh mang xe tới một tiệm sửa xe khác kiểm tra mới biết lớp bột đắp bị bung ra khỏi đế. Thợ sửa xe nói cặp bố cũ không thể dùng tiếp do là hàng cũ đã được tái chế. Anh Thuyết đành ngậm ngùi thay một cặp bố thắng mới loại BLC giá 30.000 đồng. Bạn đọc Ngô Phước Hoàng - ngụ đường Kha Vạn Cân, Q.Thủ Đức - vừa thay một bộ thắng mới hiệu CMC tại một tiệm sửa xe ở ngã tư Thủ Đức nhưng khi đi trên cầu Bình Triệu đổ dốc đạp thắng mãi vẫn không ăn, buộc anh phải trả số để giảm tốc độ và ép xe vào thành cầu, tông vào một người chạy xe gắn máy phía trước, té ngã trầy xước khắp mình. Vào tiệm sửa xe kiểm tra, thợ cho biết xe của anh do càng thắng đã bị rệu và lò xo cũ nên bị đứt khiến thắng xe không ăn. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét