Sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã qua đời do bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ khi đang trên tàu hoả đi công tác, câu hỏi lập tức được giới quan sát quốc tế đặt ra là ai sẽ nắm quyền và ai sẽ kiểm soát chương trình hạt nhân ở Triều Tiên?
Người dân Triều Tiên tại Bình Nhưỡng khóc thương khi hay tin nhà lãnh đạo Kim Jong-il từ trần. Ảnh: AP |
Đại tướng Kim Jong-un kế nhiệm
Người phát ngôn của KCNA - nước mắt lưng tròng - thông báo nhà lãnh đạo 69 tuổi đã mất lúc 8h30 sáng 17.12 do làm việc quá sức về tinh thần và thể chất khi đang trên đường đi thực địa. Đám tang của Chủ tịch Kim Jong-il sẽ được tổ chức vào 28.12, lễ an táng diễn ra vào 29.12, thời gian quốc tang là từ 17 - 29.12. Tuy nhiên, KCNA cho biết, Triều Tiên sẽ không tiếp các đoàn nước ngoài đến chia buồn.
Ông Kim Jong-il nắm quyền suốt 17 năm qua. Ông chủ trương phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa nhằm vào các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2006 và 2009, Triều Tiên đã thử hạt nhân, khiến các nước xem vấn đề Triều Tiên như một nguy cơ an ninh trong khu vực. Năm 2010, Triều Tiên đã công khai một cơ sở làm giàu uranium của họ, coi đó là cách thứ hai để chế tạo bom nguyên tử cùng với chương trình plutonium. Triều Tiên cũng đã nhiều lần đe doạ phá huỷ chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak - người đã quyết định chấm dứt chương trình viện trợ vô điều kiện 10 năm qua cho Triều Tiên, sau khi ông lên nắm quyền tháng 2.2008.
KCNA gọi con trai út của nhà lãnh đạo - Đại tướng Kim Jong-un - là “người kế tục vĩ đại”, là “lãnh đạo xuất sắc của đảng, quân đội và nhân dân”. Các chuyên gia cho biết, ông Kim Jong-un có các kỹ năng tình báo và lãnh đạo khiến ông rất thích hợp để kế nhiệm. Một số nhà phân tích cho rằng, Triều Tiên đã chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực từ vài năm gần đây, khi sức khoẻ của ông Kim Jong-il xấu đi và năm ngoái, ông đã công bố con trai út sẽ là người kế nhiệm. Tuy nhiên, các nhà quan sát quốc tế vẫn còn đặt nhiều câu hỏi về uy tín của ông Kim Jong-un, bởi nhà lãnh đạo mới vẫn quá trẻ - mới gần 30 tuổi và ít được chuẩn bị cho vai trò này.
Thời điểm khó đoán định
Chung Young-Tae - nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thống nhất của Hàn Quốc - nói: “Kim Jong-un vẫn chưa phải là người kế vị chính thức, nhưng chính quyền Triều Tiên sẽ đi theo hướng đó. Có khả năng rất lớn là sẽ xảy ra đấu tranh quyền lực. Có thể quân đội sẽ ủng hộ Kim Jong-un. Ngay lúc này sẽ có sự kiểm soát đối với người dân để không rơi vào bất ổn trong thời điểm xáo động”. Em gái của Chủ tịch Kim Jong-il và chồng của bà cũng đã đảm nhận các vị trí quân sự và chính trị quan trọng, tạo ra một thế chân kiềng mạnh mẽ, sẵn sàng đảm nhận vai trò của gia đình với truyền thống nắm quyền ở Triều Tiên từ sau Thế chiến II.
Victor Cha - chuyên gia về Triều Tiên ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington - cho rằng, đây là thời điểm khó đoán định điều gì sẽ xảy ra. Triều Tiên đã nhiều lần có những phản ứng mạnh đối với các sức ép bên trong và bên ngoài. Dane Chamorro - giám đốc khu vực của Cty tư vấn rủi ro Control Risk - nói: “Thường vào những lúc thế này, chính quyền sẽ làm gì đó để thể hiện họ vẫn còn mạnh mẽ, vẫn là một mối đe doạ. Có thể là một vụ thử tên lửa, một vụ khiêu khích hoặc xung đột”. Có những lo ngại cho rằng, việc nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời sẽ đẩy lùi các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Bill Richardson - cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, người đã nhiều lần đến thăm Triều Tiên - nói: “Tình hình có thể trở nên hết sức mong manh. Những việc quân đội Triều Tiên làm trong 24 đến 48 giờ nữa sẽ có tính chất quyết định”.
Người phát ngôn của KCNA - nước mắt lưng tròng - thông báo nhà lãnh đạo 69 tuổi đã mất lúc 8h30 sáng 17.12 do làm việc quá sức về tinh thần và thể chất khi đang trên đường đi thực địa. Đám tang của Chủ tịch Kim Jong-il sẽ được tổ chức vào 28.12, lễ an táng diễn ra vào 29.12, thời gian quốc tang là từ 17 - 29.12. Tuy nhiên, KCNA cho biết, Triều Tiên sẽ không tiếp các đoàn nước ngoài đến chia buồn.
Ông Kim Jong-il nắm quyền suốt 17 năm qua. Ông chủ trương phát triển chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa nhằm vào các láng giềng Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 2006 và 2009, Triều Tiên đã thử hạt nhân, khiến các nước xem vấn đề Triều Tiên như một nguy cơ an ninh trong khu vực. Năm 2010, Triều Tiên đã công khai một cơ sở làm giàu uranium của họ, coi đó là cách thứ hai để chế tạo bom nguyên tử cùng với chương trình plutonium. Triều Tiên cũng đã nhiều lần đe doạ phá huỷ chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak - người đã quyết định chấm dứt chương trình viện trợ vô điều kiện 10 năm qua cho Triều Tiên, sau khi ông lên nắm quyền tháng 2.2008.
KCNA gọi con trai út của nhà lãnh đạo - Đại tướng Kim Jong-un - là “người kế tục vĩ đại”, là “lãnh đạo xuất sắc của đảng, quân đội và nhân dân”. Các chuyên gia cho biết, ông Kim Jong-un có các kỹ năng tình báo và lãnh đạo khiến ông rất thích hợp để kế nhiệm. Một số nhà phân tích cho rằng, Triều Tiên đã chuẩn bị cho việc chuyển giao quyền lực từ vài năm gần đây, khi sức khoẻ của ông Kim Jong-il xấu đi và năm ngoái, ông đã công bố con trai út sẽ là người kế nhiệm. Tuy nhiên, các nhà quan sát quốc tế vẫn còn đặt nhiều câu hỏi về uy tín của ông Kim Jong-un, bởi nhà lãnh đạo mới vẫn quá trẻ - mới gần 30 tuổi và ít được chuẩn bị cho vai trò này.
Thời điểm khó đoán định
Chung Young-Tae - nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thống nhất của Hàn Quốc - nói: “Kim Jong-un vẫn chưa phải là người kế vị chính thức, nhưng chính quyền Triều Tiên sẽ đi theo hướng đó. Có khả năng rất lớn là sẽ xảy ra đấu tranh quyền lực. Có thể quân đội sẽ ủng hộ Kim Jong-un. Ngay lúc này sẽ có sự kiểm soát đối với người dân để không rơi vào bất ổn trong thời điểm xáo động”. Em gái của Chủ tịch Kim Jong-il và chồng của bà cũng đã đảm nhận các vị trí quân sự và chính trị quan trọng, tạo ra một thế chân kiềng mạnh mẽ, sẵn sàng đảm nhận vai trò của gia đình với truyền thống nắm quyền ở Triều Tiên từ sau Thế chiến II.
Victor Cha - chuyên gia về Triều Tiên ở Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Washington - cho rằng, đây là thời điểm khó đoán định điều gì sẽ xảy ra. Triều Tiên đã nhiều lần có những phản ứng mạnh đối với các sức ép bên trong và bên ngoài. Dane Chamorro - giám đốc khu vực của Cty tư vấn rủi ro Control Risk - nói: “Thường vào những lúc thế này, chính quyền sẽ làm gì đó để thể hiện họ vẫn còn mạnh mẽ, vẫn là một mối đe doạ. Có thể là một vụ thử tên lửa, một vụ khiêu khích hoặc xung đột”. Có những lo ngại cho rằng, việc nhà lãnh đạo Kim Jong-il qua đời sẽ đẩy lùi các nỗ lực của cộng đồng quốc tế để Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Bill Richardson - cựu Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, người đã nhiều lần đến thăm Triều Tiên - nói: “Tình hình có thể trở nên hết sức mong manh. Những việc quân đội Triều Tiên làm trong 24 đến 48 giờ nữa sẽ có tính chất quyết định”.
Vĩnh Nguyên (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét